Hoạt động giải trí tại cộng đồng của trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại phường Phú Hiệp, thành phố Huế)

Bài viết bàn luận về lợi ích, những hạn chế cũng như những nguy cơ đối với trẻ em trong quá trình vui chơi tại cộng đồng. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng vui chơi tại cộng đồng cho trẻ em. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 18 Số 3 2021 HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA TRẺ EM NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI PHƯỜNG PHÚ HIỆP THÀNH PHỐ HUẾ Trương Thị Xuân Nhi Khoa Xã hội học và Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email nhitruongctxhk37@ Ngày nhận bài 30 01 2020 ngày hoàn thành phản biện 14 12 2020 ngày duyệt đăng 15 4 2021 TÓM TẮT Hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Bài viết dựa trên nghiên cứu đối với 75 trẻ em khối 5 trường Tiểu học Ngô Kha thành phố Huế. Sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc với các đối tượng liên quan kết quả nghiên cứu mô tả hoạt động giải trí và nhu cầu giải trí của trẻ em tại cộng đồng. Bên cạnh đó bài viết cũng bàn luận về lợi ích những hạn chế cũng như những nguy cơ đối với trẻ em trong quá trình vui chơi tại cộng đồng. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng vui chơi tại cộng đồng cho trẻ em. Từ khóa Hoạt động giải trí nhu cầu trẻ em. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giải trí là một trong những nhu cầu thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em giúp trẻ em tương tác với môi trường xung quanh tạo ra hiệu ứng tích cực về tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy hoạt động vui chơi của trẻ không chỉ đơn giản thỏa mãn nhu cầu về lứa tuổi mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc hỗ trợ sự phát triển trí não giúp trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội 9 . Xã hội phát triển kéo theo nhiều hình thức giải trí cung cấp cho trẻ cơ hội vui chơi và trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên hiện nay các hình thức giải trí chủ yếu tập trung tại các không gian trong nhà và các cơ sở dịch vụ có thu phí. Trong khi đó môi trường bên ngoài với các hoạt động giải trí cộng đồng được xem là môi trường tích cực cho trẻ rèn luyện thể chất cũng như bồi dưỡng những năng lực xã hội thì có số lượng còn khá hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nghiên cứu thực tế cho thấy môi trường tự nhiên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    68    2    23-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.