Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thế giới hình tượng con người trong thơ Trần Nhuận Minh. Qua đó khẳng định những nét sáng tạo, độc đáo, mang tính đặc trưng của nhà thơ trong quá trình thể hiện hình tượng nghệ thuật trung tâm này. Chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà thơ Trần Nhuận Minh đối với sự vận động và phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại, đặc biệt giai đoạn sau Đổi mới (1986 tới nay) | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - - NGUYỄN VĂN HƯNG THƠ TRẦN NHUẬN MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - - NGUYỄN VĂN HƯNG THƠ TRẦN NHUẬN MINH CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học TRẦN THỊ VIỆT TRUNG Thái Nguyên năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX và tiếp nối sang đầu thế kỉ XXI Trần Nhuận Minh là nhà thơ có một khối lượng sáng tác hết sức phong phú và đa dạng. Nếu chỉ dừng lại ở một vài tập thơ trong từng thời điểm thì thật khó có thể vẽ lên bức chân dung văn học của ông. 25 năm trước thời kì đổi mới người ta biết đến ông trên thi đàn với những bài thơ hiền lành giản dị nhưng cũng không kém phần sâu sắc hóm hỉnh cho đến 25 năm sau đổi mới tính đến nay bước đi của Trần Nhuận Minh đột ngột và dồn dập biến ảo và sâu sắc như cuộc sống đa chiều đang diễn ra hàng ngày. Sáng tác thơ đối với Trần Nhuận Minh là cả một quá trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy lo âu và dằn vặt. Làm thơ rất sớm năm 1960 ông đã có thơ đăng báo. Tập thơ đầu tiên Đấy là tình yêu ra đời năm 1971 sau đó ông lần lượt cho ra đời các tập thơ Âm điệu một vùng đất 1980 Thành phố bên này sông 1982 Hoa cỏ 1982 Nhà thơ áp tải 1989 Nhà thơ và hoa cỏ 1993 Bản Xô nát hoang dã 2003 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh 2007 và Miền dân gian mây trắng 2008 . Quá trình sáng tác là một quá trình vận động trong nhận thức của Trần Nhuận Minh. Từ chỗ làm thơ như theo một công thức có sẵn là thứ thơ mang tính chất minh họa ông đã cương quyết bỏ lại đọc đƣờng những đứa con tinh thần khô cứng của mình để đi tới con đường nghệ thuật đích thực đó là Hãy áp tải sự thật Đến những bến cuối cùng . Trong số nhà thơ thế hệ chống Mĩ có lẽ chỉ có Trần Nhuận Minh là dứt .