Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với các công nghệ số dựa trên Internet kết nối vạn vật, Điện toán đám mây, Blockchain và Dữ liệu lớn vừa tạo ra những thách thức, vừa tạo điều kiện để đổi mới mô hình kinh doanh. Sau khi giới thiệu khái niệm mô hình kinh doanh, bài viết trình bày những thách thức chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hoạt động kinh doanh và những xu hướng đổi mới mô hình kinh doanh cho cả doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ . Trần Việt Lâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Các doanh nghiệp đang hoạt động những người khởi nghiệp sáng tạo đều tiến hành hoạt động kinh doanh theo một mô hình kinh doanh. Dựa trên những thông tin phản hồi từ khách hàng thị trường mô hình kinh doanh được hoàn thiện và đổi mới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các công nghệ số dựa trên Internet kết nối vạn vật Điện toán đám mây Blockchain và Dữ liệu lớn vừa tạo ra những thách thức vừa tạo điều kiện để đổi mới mô hình kinh doanh. Sau khi giới thiệu khái niệm mô hình kinh doanh bài viết trình bày những thách thức chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với hoạt động kinh doanh và những xu hướng đổi mới mô hình kinh doanh cho cả doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ khóa Mô hình kinh doanh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đổi mới mô hình kinh doanh. 1. Mô hình kinh doanh Có nhiều định nghĩa về mô hình kinh doanh. Trong bài viết này chúng ta sử dụng định nghĩa của Osterwalder A. về mô hình kinh doanh một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. Theo Osterwalder A. thì Mô hình kinh doanh là một công cụ khái niệm bao gồm một tập hợp các phần tử và mối quan hệ giữa chúng cho phép diễn tả logic kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Mô hình kinh doanh là sự mô tả những giá trị mà doanh nghiệp đưa ra đề nghị cho một hoặc một vài phân khúc khách hàng mô tả cấu trúc và mạng lưới đối tác của doanh nghiệp để tạo ra marketing và phân phối những giá trị và các vốn quan hệ từ đó tạo ra những luồng thu nhập sinh lời có thể chứng minh được Osterwalder et al 2005 . Như vậy mô hình kinh doanh của Osterwalder A .được chia ra thành 4 khu vực với 9 trụ cột. Bốn khu vực của mô hình là khu vực cơ sở hạ tầng khu vực sản phẩm hoặc dịch vụ khu vực khách hàng và khu vực tài chính. Mô hình kinh doanh của Osterwalder A. được biểu diễn bằng hình 1. 21 Hình 1 Mô hình kinh doanh của Osterwalder