Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GNI) trong hệ tiêu chí đánh giá nước công nghiệp

Bài viết liệt kê các đề xuất về các chỉ tiêu cụ thể của tiêu chí kinh tế đánh giá nước công nghiệp nêu trên cho thấy chỉ tiêu thu nhập tình bình quân đầu người có sự thống nhất gần như tuyệt đối. Xem xét một cách tổng quát, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người phản ánh tiềm lực kinh tế và năng lực kinh tế của mỗi quốc gia trong việc thực hiện các yêu cầu nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện đời sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GNI TRONG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NƯỚC CÔNG NGHIỆP . Nguyễn Kế Tuấn Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1. VỊ TRÍ CỦA CHỈ TIÊU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRONG HỆ TIÊU THÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn liền với quá trình chuyển đất nước từ trình độ nền kinh tế nông nghiệp hay tiền công nghiệp sang trình độ nền kinh tế công nghiệp từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Các quá trình ấy gắn liền với việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH HĐH . Quan niệm một cách giản đơn một đất nước đạt tới trình độ nước công nghiệp theo hướng hiện đại là đất nước đã hoàn thành quá trình CNH HĐH. Trong điều kiện ngày nay việc thực hiện CNH HĐH luôn phải quán triệt yêu cầu phát triển bền vững với sự ràng buộc ước định lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Để xác định phương hướng và giải pháp đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần xây dựng có luận cứ khoa học hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo yêu cầu phát triển bền vững hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải thể hiện toàn diện cả ba mặt kinh tế xã hội và môi trường. Nghĩa là hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại phải bao gồm tiêu chí phản ánh trình độ phát triển kinh tế tiêu chí phản ánh trình độ phát triển xã hội tiêu chí phản ánh chất lượng môi trường sinh sự ràng buộc lẫn nhau giữa ba loại tiêu chí này tiêu chí kinh tế giữ vị trí đặc biệt quan trọng một mặt sự cải thiện của các tiêu chí kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế và năng lực kinh tế để thực hiện yêu cầu phát triển xã hội bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái mặt khác tiêu chí kinh tế chịu sự ràng buộc của tiêu chí xã hội và tiêu chí môi trường theo tinh thần tăng trưởng phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Trên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.