Bài viết bàn về việc phân cấp mục tiêu và nhiệm vụ cho các ngành và địa phương cũng khó cụ thể, mặc dù, gần đây khi thực hiện quan điểm phát triển bền vững, bao trùm đến 2030, các mục tiêu và nhiệm vụ cũng được Đảng và Chính Phủ nêu ra cụ thể hơn, nhưng còn thiếu đồng bộ, thậm chí có nhiều mục tiêu thiếu hiện thực hoặc khó đo lường, kiểm đến. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | BỐI CẢNH THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI GS Nguyễn Quang Thái6 Tổng thư ký Hội khoa học Kinh tế Việt Nam Mở đầu Trong hơn ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc thực hiện ba Chiến lược 10 năm và thực hiện những bước chuyển đổi thể chế kinh tế mạnh mẽ. Ngay từ năm 1991 khi xây dựng và thông qua Chiến lược Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 Đảng ta đã đề ra chủ trương thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa trong 30 năm7. Đến năm 2001 khi xây dựng Chiến lược 10 năm lần thứ 2 Đảng ta đã bổ sung thêm đặc trưng hiện đại hóa của nước công nghiệp và mục tiêu là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 8. Đến Chiến lược 10 năm lần thứ 3 Đảng ta kiên trì thực hiện mục tiêu đến 2020 biến nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại9. Nhưng đến năm 2016 tại Đại hội lần thứ XII Đảng ta nhận thấy chưa thể 6 GS-TSKH Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam 0902045209 7 Chiến lược 10 năm thứ nhất Ổn định và phát triển KTXH đến năm 2000 xem http tu-lieu- van-kien tu-lieu-ve-dang lich-su-dang books-110620159142646 . Lần đầu tiên trong Phụ lục Chiến lược đến 2000 đã đưa ra hai kịch bản hai phương án về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế dựa trên kết quả NCKH của đề tài 70A-02-04 luận chứng cho mục tiêu tăng gấp 2 lần GDP trong 10 năm. 8 Chiến lượcthứ hai Chiến lược phát triển KTXH đến năm 2010 xem http vi news Van-Kien- LHH . Văn kiện nêu rõ Đưa GDP nǎm 2010 lên ít nhất gấp đôi nǎm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và nền kinh tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tǎng dự trữ ngoại tệ bội chi ngân