Kinh nghiệm xác định mục tiêu phát triển đất nước của Newzeland và Trung Quốc – Những bài học cho Việt Nam

Bài viết "Kinh nghiệm xác định mục tiêu phát triển đất nước của Newzeland và Trung Quốc – Những bài học cho Việt Nam" giới thiệu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đất nước của New Zealand; quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả; quan điểm hài hòa trong xây dựng toàn diện xã hội khá giả; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | KINH NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC CỦA NEWZELAND VÀ TRUNG QUỐC NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TS. Trương Minh Đức Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đất nước của New Zealand New Zealand là quốc gia có vị trí địa lý tương đối tách biệt khỏi phần còn lại của khu vực và thế giới do đó hình thành một hệ sinh thái kinh tế - xã hội tương đối đặc thù. Chính phủ New Zealand đánh giá cao sự phát triển bền vững minh bạch và toàn diện từ nhiều năm trước. Qua đó đường hướng phát triển của New Zealand được coi là sự kết hợp tương đối hoàn hảo giữa kinh tế an sinh xã hội bảo vệ môi trường và nâng cao văn hóa. Có thể nói New Zealand là một quốc gia hàng đầu thế giới về các mặt an ninh chất lượng cuộc sống bảo tồn môi trường và văn hóa bản địa. Tuy nhiên thuế thu nhập cá nhân tại New Zealand vẫn thuộc hàng cao so với nhiều quốc gia trong khối Liên hiệp Anh. Một số ý kiến cho rằng điều này là cần thiết do quy mô dân số và nền kinh tế New Zealand rất nhỏ triệu dân tổng GDP tương đương Việt Nam nên để có thể duy trì một chính sách phát triển bền vững với an sinh xã hội tốt Chính phủ New Zealand cần đánh thuế tương đối cao hơn những quốc gia có quy mô dân cư và kinh tế lớn hơn có đặc điểm kinh tế- chính trị- xã hội tương tự Khối Liên hiệp Anh . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Bao gồm các nhóm chỉ tiêu chính - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Economic efficiency ngoài ra còn có Economic Development Indicators áp dụng để đánh giá và so sánh với các nước cùng thuộc khối OECD. - Các chỉ tiêu về mặt gắn kết xã hội Social Cohesion nhằm bù đắp cho thiếu hụt về mặt đánh giá phát triển bền vững của các chỉ tiêu kinh tế. - Các chỉ tiêu về mặt trách nhiệm đối với môi trường Environmental responsibility Việc sử dụng nguồn lực đặc biệt được chú trọng để phát triển bền vững. Với vị trí minh bạch số 1 thế giới năm 2016 trong thang đo Chỉ số Nhận thức tham nhũng Corruption Perception Index Chính quyền New Zealand có khả năng tập trung các nguồn lực .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.