Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam

Bài viết "Nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng đất đai tại Việt Nam" chỉ ra nguồn gốc giá trị gia tăng được phân tích dựa vào lý thuyết kinh tế về chênh lệch địa tô. Trên cơ sở phân tích khuôn khổ pháp lý, chính sách và thực trạng quản lý, khai thác đất đai, nghiên cứu tìm ra các lỗ hổng pháp lý, chính sách làm giảm và làm thất thoát giá trị gia tăng của đất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM TS. Hoàng Kim Huyền Phó Trưởng ban Ban Giám sát tổng hợp Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ths. Nguyễn Thị Ngọc Hà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Tóm tắt Trong nghiên cứu này nguồn gốc giá trị gia tăng được phân tích dựa vào lý thuyết kinh tế về chênh lệch địa tô. Trên cơ sở phân tích khuôn khổ pháp lý chính sách và thực trạng quản lý khai thác đất đai nghiên cứu tìm ra các lỗ hổng pháp lý chính sách làm giảm và làm thất thoát giá trị gia tăng của đất. Giá trị gia tăng bị thất thoát bị mất đi vào nhóm lợi ích nhỏ mà ngân sách nhà nước không thu được không điều tiết được gọi là VA0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại và mức độ gia tăng ngày một lớn của VA0 chính là nguyên nhân thất bại của cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng của đất. Từ nguyên nhân tạo và nuôi dưỡng VA0 được tìm ra việc đề xuất khuôn khổ chính sách đồng bộ được khuyến nghị nhằm loại bỏ các lỗ hổng pháp lý chính sách và quản trị hiện nay để triệt tiêu VA0 và đề xuất cơ chế điều tiết giá trị gia tăng hữu hiệu là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. I. Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất và cơ chế chính sách điều tiết giá trị gia tăng hiệu quả . Tổng quan nghiên cứu về giá trị gia tăng của đất Lân Nguyễn 2019 giá trị gia tăng của đất đai có thể hiểu là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại so với giá trị ban đầu của đất đai mà do những thay đổi về vị trí của đất đai hoặc do sự tác động của con người trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Khi đó giá trị đất đai và phần giá trị tăng thêm từ đất chính là giá trị địa tô tư bản hóa được đánh giá ở các thời điểm khác nhau với sự tác động của yếu tố. Theo Hong và các cộng sự 2010 giá trị đất gia tăng được xác định bởi 5 thành phần chủ yếu như là i Đầu tư công cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ ii Thay đổi các quy định sử dụng đất iii Sự tăng dân số và phát triển kinh tế iv Đầu tư tư nhân làm tăng giá trị đất v Sự gia tăng năng suất ban .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    18    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.