Nhiều phần mềm mô phỏng đóng vai trò thiết yếu trong việc mô hình hóa các hệ thống lớn và phức tạp. Đối với những dự án công nghệ, việc sử dụng các phần mô phỏng để kiểm tra và dự đoán kết quả giúp tránh được nhiều lãng phí trong việc đầu tư thiết bị nghiên cứu phát triển. Bài báo này giới thiệu và thảo luận về những phần mềm mô phỏng miễn phí dùng cho vi điều khiển AVR trên Arduino UNO R3 cũng như tác dụng của nó trong đào tạo và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết! | DÙNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG XÂY DỰNG CÁC BÀI LAB ARDUINO Tạ Quang Hùng Khoa CNTT Trường Đại học Hà Nội Tóm tắt Sử dụng phần mềm mô phỏng từ lâu đã chứng minh được tính hiệu quả trước khi triển khai trên thực tế. Nhiều phần mềm mô phỏng đóng vai trò thiết yếu trong việc mô hình hóa các hệ thống lớn và phức tạp. Đối với những dự án công nghệ việc sử dụng các phần mô phỏng để kiểm tra và dự đoán kết quả giúp tránh được nhiều lãng phí trong việc đầu tư thiết bị nghiên cứu phát triển. Bài báo này giới thiệu và thảo luận về những phần mềm mô phỏng miễn phí dùng cho vi điều khiển AVR trên Arduino UNO R3 cũng như tác dụng của nó trong đào tạo và nghiên cứu. Từ khóa Hệ thống nhúng vi điều khiển AVR Arduino I. GIỚI THIỆU CHUNG Arduino bắt đầu tại Viện Thiết kế Tương tác Interaction Design Institute ở thành phố Ivrea Ý vào năm 2005. Giáo sư Massimo Banzi lúc đó đang tìm kiếm một hướng tiếp cận với chi phí thấp để giúp sinh viên thiết kế ở đó học và làm việc dễ dàng hơn với công nghệ. Ông đã thảo luận vấn đề của mình với David Cuartielles một chuyên gia nghiên cứu đến từ Đại học Malmö ở Thụy Điển người cũng đang tìm kiếm một giải pháp tương tự và Arduino đã ra đời. Các sản phẩm hiện có trên thị trường khá đắt tiền và tương đối khó sử dụng. Banzi và Cuartielles quyết định chế tạo một bộ vi điều khiển để các sinh viên nghệ thuật thiết kế sử dụng trong các dự án của họ. Yêu cầu chính là nó không được tốn kém tiêu chí về giá cả là không nhiều hơn số tiền một sinh viên sẽ bỏ ra để mua pizza và là một nền tảng mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. David Cuartielles đã thiết kế bảng mạch và một sinh viên của Massimo David Mellis đã lập trình phần mềm để điều khiển bảng mạch. Massimo đã liên lạc với một kỹ sư địa phương Gianluca Martino người cũng làm việc tại Viện Thiết Kế giúp sinh viên làm dự án. Gianluca đồng ý chế tạo lô ban đầu gồm 200 bảng mạch. Một đội mới do các giảng viên và sinh viên của viện đặt tên là Arduino. Các bảng mạch sau đó đã được bán dưới dạng kit phát triển cho sinh .