Đề tài có cấu trúc gồm 4 chương trình bày một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi và tiểu thuyết sử thi; kết cấu Vỡ bờ và những vấn đề về tiểu thuyết - sử thi hiện đại; sự kết hợp giữa sự kiện và nhân vật trong tiểu thuyết - sử thi; sự kết hợp giữa sử thi và tâm lý. | Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Mai Thị Ngọc Hoa Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số Người hướng dẫn khoa học GS - Viện sĩ Phan Cự Đệ Hà Nội 2005 Mục lục Trang Mục lục Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Nhiệm vụ của luận văn 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Cấu trúc luận văn 9 Phần nội dung 10 Chương 1 10 Một số vấn đề lý luận về thể loại sử thi và tiểu thuyết sử thi . Khái quát về sử thi 11 . Sự giống nhau và khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết - sử thi 14 Chương 2 24 Kết cấu Vỡ bờ và những vấn đề về tiểu thuyết sử thi hiện đại . Một số vấn đề về kết cấu 25 . Kết cấu trong tiểu thuyết Vỡ bờ 28 Chương 3 59 Sự kết hợp sự kiện và nhân vật trong tiểu thuyết - sử thi . Sự kết hợp các tuyến sự kiện và tuyến nhân vật 62 . Phân tích một số nhân vật cụ thể trong mối quan hệ với 65 sự kiện lịch sử Chương 4 83 Sự kết hợp giữa sử thi và tâm lý . Sự kết hợp các yếu tố sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết 85 Chiến tranh và hoà bình của . Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du và Nam Cao 90 . Sự kết hợp sử thi và tâm lý trong tiểu thuyết Vỡ bờ của 95 Nguyễn Đình Thi Kết luận 100 Thư mục tham khảo 104 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu lớn về mặt nội dung và nghệ thuật phản ánh chân thực và sinh động sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của dân tộc. Lần đầu tiên từ những năm 60 chúng ta có những bộ tiểu thuyết nhiều tập mang cảm hứng và qui mô sử thi những bức tranh nghệ thuật hoành tráng xứng đáng với tầm vóc của dân tộc trong thời đại mới. Đó là những bộ tiểu thuyết - sử thi như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi Cửa biển của Nguyên Hồng Vùng Trời của Hữu Mai Dòng sông phẳng lặng của Tô Nhuận Vĩ. Luận văn này muốn nêu lên một số vấn đề lý luận của loại hình tiểu thuyết