Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam) và Ruinôxke Akutagawa (Nhật Bản)

Mục đích của luận văn là tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao M (Việt Nam) trong so sánh với nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của văn hào Nhật Bản – Akutagawa. Qua đó, tác giả luận văn muốn làm rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt cũng nhƣ sự đóng góp về mặt nghệ thuật của hai nhà văn trong thể loại truyện ngắn ở hai quốc gia châu Á. | ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ THU SO SÁNH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VIỆT NAM VÀ RUINÔXKÊ AKUTAGAWA NHẬT BẢN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học NGUYỄN ĐỨC NINH Thái Nguyên năm 2008 MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa đề tài . Nam Cao 1915 - 1951 tên thật là Trần Hữu Tri là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam 1930 1945. Ông là ngƣời góp phần đƣa trào lƣu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển đến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc của ông. Do đó hiện thực đƣợc nói đến trong các tác phẩm của Nam Cao đã đƣợc giới phê bình nghiên cứu tôn vinh và khái quát thành chủ nghĩa hiện thực Nam Cao . Tuy chỉ có 15 năm cầm bút nhƣng Nam Cao đã dành tặng cho đời một sự nghiệp sáng tác hết sức phong phú mà chủ yếu đƣợc gói gọn trong thể loại truyện ngắn. Bên cạnh tiểu thuyết Sống mòn truyện ngắn của Nam Cao giàu về tƣ tƣởng xuất sắc về nghệ thuật và luôn nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của công chúng hâm mộ. Vì vậy nó là một di sản vô cùng quý báu cần đƣợc nghiên cứu thấu đáo hơn. Ruinôxkê Akutagawa 1892 - 1927 là cây bút kiệt xuất đồng thời là một hiện tƣợng văn học phức tạp nhƣng lại hết sức hấp dẫn của văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. Ông là thủ lãnh của trƣờng phái sáng tác văn học theo chủ nghĩa tân hiện thực . Tên của ông đƣợc lấy làm tên giải thƣởng văn học dành cho các nhà văn trẻ xuất sắc ở Nhật Bản. Mặc dù mất ở tuổi 35 nhƣng Akutagawa đã để lại một di sản quý giá với trên 140 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và các bài phê bình. Truyện ngắn của Akutagawa đƣợc đánh giá là những trang viết phong phú về nội dung đa dạng về hình thức và mang tính tƣ tƣởng bậc nhất ở Nhật so với trƣớc đó. Do vậy ông đƣợc coi là một bậc thầy ưu tú của thể loại truyện ngắn và là một trong những ngƣời khởi đầu của nền văn học hiện đại Nhật Bản ngƣời góp phần đƣa nền văn học ấy hoà chung với nền văn học thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.