Luận án Tiến sĩ Môi trường đất và nước: Nghiên cứu sản xuất khí sinh học từ rơm và lục bình

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn sinh khối rơm và lục bình ở đồng bằng sông Cửu Long thành nguồn năng lượng tái tạo, hạn chế sự phát thải các khí nhà kính. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN SỸ NAM NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHÍ SINH HỌC TỪ RƠM VÀ LỤC BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN TRẦN SỸ NAM NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHÍ SINH HỌC TỪ RƠM VÀ LỤC BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGs. Ts. NGUYỄN HỮU CHIẾM Prof. Dr. KJELD INGVORSEN 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm - Khoa Môi Trường và Tài nguyên Thiên nhiên Trường Đại học Cần Thơ Tiến sĩ Kjeld Ingvorsen Trường Đại học Aarhus Đan Mạch đã tận tình hướng dẫn động viên và góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án tiến sĩ. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy hướng dẫn học thuật cho tôi trong suốt quá trình học tập ở bậc đại học bậc cao học và nghiên cứu sinh. Chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên cùng tất cả các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến thức chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Khoa học Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận án tiến sĩ. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên học viên đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện các nghiên cứu. Cảm ơn cha mẹ gia đình đã hết lòng thương yêu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của dự án SubProM tài trợ bởi tổ chức DANIDA Đan Mạch để tôi có thể hoàn thành tốt luận án tiến sĩ. Trần Sỹ Nam i TÓM LƯỢC Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng rơm phát sinh hàng năm ở ĐBSCL hàng năm là rất lớn trong khi lượng rơm này không được sử dụng có hiệu quả mà chủ yếu được đốt bỏ. Việc này gây lãng phí nguồn sinh khối dồi dào từ nông nghiệp và phát thải một lượng lớn khí CO2

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
27    277    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.