Bài viết này tập trung phân tích những kết quả đạt được của hệ thống NH Việt nam sau 3 năm tái cấu trúc, từ đó, đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2014. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Việt Bình Trường Đại học Thương Mại TÓM TẮT Hệ thống Ngân hàng Việt nam trải qua gần 3 năm tái cơ cấu đã có những chuyển biến tích cực cùng với chuyển động tái cơ cấu của cả nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 6 năm 2013 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt khá 8 24 tăng trưởng tín dụng đã cải thiện so với năm trước 2 98 thanh khoản cải thiện rõ rệt biểu hiện ở tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản trên tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh từ 121 cuối năm 2012 lên đến 138 5 2013 . Tuy nhiên quá trình tái cơ cấu hệ thống NH chưa thực sự đạt được kết quả như lộ trình đặt ra tỷ lệ nợ xấu còn cao sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro các NH sau tái cấu trúc chưa thực sự có những chuyển biến rõ nét. Bài viết này tập trung phân tích những kết quả đạt được của hệ thống NH Việt nam sau 3 năm tái cấu trúc từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2014. Từ khóa Ngân hàng thương mại Tái cơ cấu Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1. Khái quát bối cảnh kinh tế vĩ mô và hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2009-2013 Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính năm 2008 và những hạn chế nội tại liên quan đến mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chính sách tài chính tiền tệ trong nước đã dần được điều chỉnh theo hướng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý. Mục tiêu này được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2011-2015 được Quốc hội thông qua ngày 08 11 2011. Về cơ bản trong giai đoạn 2009-2013 ngoài những thành tựu đáng ghi nhận về ổn định kinh tế vĩ mô nền kinh tế cũng đứng trước nhiều thách thức mới cần giải quyết nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2009-2013 duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn trước đó. Phân tích số liệu về tỉ trọng .