Kể chuyện danh nhân Việt Nam (Tập 9): Phần 1

Đạo nghĩa hiếu học và tôn sư trọng đạo đã ăn sâu vào nếp sống ngàn đời của người Việt xưa nay. Cũng chính vì thế tiếp nối Kể chuyện danh nhân Việt Nam, tập 9 sẽ là những điển tích, những truyện kể về bức chân dung của những người thầy cặm cụi một đời "chuyên chở các con chữ". 28 bức chân dung muôn sắc về những người thầy cũng là 28 hình mẫu lý tưởng cho những người đang theo đuổi nghiệp "đưa đò chở chữ" học tập phấn đấu. Mời các bạn cùng đón đọc Tập 9: Danh nhân sư phạm. | TẬP 9 DANH NHÂN SƯ PHẠM 1 nhà xuất bản trẻ BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM HOAN NGHÊNH BẠN ĐỌC GÓP Ý PHÊ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 161b Lý Chính Thắng - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại 9316211 - 8465595 - 8465596 - 9316289 Fax E-mail nxbtre@ Website http www. 4 TẬP 9 DANH NHÂN SƯ PHẠM LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta vốn có truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo. Bất cứ thời kỳ nào cũng có thầy giỏi và học trò giỏi. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Những bậc thầy ấy Bác Hồ đã khẳng định là những anh hùng vô danh . Những anh hùng vô danh ấy còn sống mãi trong niềm tự hào và lòng biết ơn của nhiều thế hệ học trò. Trí tuệ và nhân cách của thầy giáo ảnh hưởng sâu sắc đến cả một đời người. Dù được học nửa chữ hoặc một chữ thì ta vẫn tôn kính gọi đó là thầy. Đọc lại sử sách chúng ta cảm động xiết bao trước những tấm gương kính trọng thầy thuở xưa. Đối với thầy Chu Văn An đời Trần thì dù học trò làm đến chức Hành khiển - tương đương chức Thượng thư - là Phạm Sư Mạnh Lê Quát. thì khi đến thăm thầy cũng chỉ dám đứng hầu dưới đất khi có lỗi thì cúi đầu nghe lời thầy quở trách. Đối với thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thời Lê - Mạc Trịnh - Nguyễn khi thầy qua đời thì học trò khắp nơi tề tựu đông đủ và làm văn khóc thầy trong nước mắt. Đối với thầy Nguyễn Thức Tự của đầu thế kỷ XX thì khi thầy còn sống các học trò đã lập sinh phần và sinh từ để thờ thầy Chao ôi Tấm lòng tôn sư trọng đạo ấy nhiều lắm kể không xiết mà thời nào cũng có - đều được sử sách ghi lại. Ai có thể cầm được nỗi xúc động khi đọc lại bài văn bia thờ thầy Vũ Tông Phan 1800- 1851 do học trò là Thượng thư Nguyễn Tư Giản viết dưới thời Tự Đức Đến nay đã mấy mươi năm nhiều người nhờ thầy mà 5 BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM thành đạt. Ơn tác thành của tiên sinh bao la như nước hồ long lanh tựa khói trăng bàng bạc vẫn y nguyên vậy. Ôi Tiên sinh là bất hủ và Bởi thế phải khắc vào bia đá để tỏ lòng ngưỡng mộ đạo cao đức trọng của thầy ta vậy . .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.