Tác động kinh tế - xã hội của Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA)

Nghiên cứu này phục vụ hai mục đích cụ thể. Một là, báo cáo nhằm đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” EVFTA đến nền kinh tế Việt Nam. Hai là, nghiên cứu xác định những chuẩn bị liên quan ở cả cấp chính sách và doanh nghiệp để đảm bảo rằng việc thực hiện hai FTA “thế hệ mới” này sẽ tạo ra lợi ích ròng tối đa cho nền kinh tế Việt Nam. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EU VIỆT NAM EVFTA TS. Huỳnh Thị Diệu Linh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1. Giới thiệu Sau hơn 30 năm đổi mới Việt Nam hiện là một trong những nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn nhất trong khu vực ASEAN chỉ thấp hơn Singapore. Tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ cùng với cải thiện đáng kể trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ IPR cũng làm thay đổi cơ cấu thương mại. Trong năm 2018 Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước lập kỷ lục đạt 480 17 tỷ USD tăng hơn 52 tỷ USD về mặt số tuyệt đối so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Kết quả này vẫn còn thấp hơn mức tăng tuyệt đối 76 75 tỷ USD của năm 2017 so với năm 2016. Như vậy chỉ số độ mở của nền kinh tế Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa GDP trong năm 2018 ước tính là 196 . Theo WTO trong năm 2017 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 27 trên thế giới và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu. Kết quả ấn tượng này là nhờ vào quá trình cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Từ năm 1995 Việt Nam tăng cường quan hệ với các đối tác hàng đầu trong hệ thống kinh tế thế giới như Cộng đồng Châu Âu Mỹ. Đồng thời Việt Nam tiếp tục thực hiện đường lối thương mại đầu tư và hội nhập chính trị tích cực trong phạm vi ASEAN với việc tham gia vào những cam kết mới có tính tham vọng hơn về thương mại hàng hóa dịch vụ và đầu tư. Trong mấy năm gần đây trong khuôn khổ ASEAN Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế theo khung khổ ưu đãi đặc biệt với một số đối tác với việc Việt Nam tham gia vào năm hiệp định thương mại tự do FTA ASEAN-Trung Quốc ASEAN-Ấn Độ ASEAN-Hàn Quốc ASEAN-Nhật Bản và ASEAN-Úc-Niu Di-lân. Gần đây nhờ có sức hút về kinh tế Việt Nam đã bắt đầu đàm phàn FTA với một số đối tác tiềm năng khác như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Trong những năm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.