Bài giảng An ninh mạng máy tính - Chương 3: Mã hóa đối xứng (ThS. Lương Minh Huấn) cung cấp cho học viên kiến thức về nguyên lý mã hóa đối xứng, thuật toán mã hóa khối đối xứng, số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên, mã hóa luồng và RC4, các chế độ mã hóa khối, . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CHƯƠNG 3 MÃ HÓA ĐỐI XỨNG GV LƯƠNG MINH HUẤN NỘI DUNG I. Nguyên lý mã hóa đối xứng II. Thuật toán mã hóa khối đối xứng III. Số ngẫu nhiên và giả ngẫu nhiên hóa luồng và RC4 V. Các chế độ mã hóa khối I. NGUYÊN LÝ MÃ HÓA ĐỐI XỨNG 1. Các khái niệm về mã hóa 2. Mô hình mã hóa đối xứng 3. Mã hóa cổ điển 4. Mã hóa đối xứng hiện đại 5. Cấu trúc Feistel Cipher 6. Thám mã CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÃ HÓA Mật mã hay mã hóa dữ liệu cryptography là một công cụ cơ bản thiết yếu của bảo mật thông tin. Mật mã đáp ứng được các nhu cầu về Tính bảo mật confidentiality Tính chứng thực authentication Tính không từ chối non-repudiation của một hệ truyền tin. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÃ HÓA Mã hóa là phương pháp để biến thông tin phim ảnh văn bản hình ảnh. từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Giải mã là phương pháp để đưa từ dạng thông tin đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu quá trình ngược của mã hóa. CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÃ HÓA Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần 1. Thông tin trước khi mã hóa ký hiệu là P Plaintext . 2. Thông tin sau khi mã hóa ký hiệu là C Ciphertext . 3. Chìa khóa ký hiệu là K Key . 4. Phương pháp mã hóa giải mã ký hiệu là E D Encryption Decryption . CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÃ HÓA Quá trình mã hóa được tiến hành bằng cách áp dụng hàm toán học E lên thông tin P vốn được biểu diễn dưới dạng số để trở thành thông tin đã mã hóa C. Quá trình giải mã được tiến hành ngược lại áp dụng hàm D lên thông tin C để được thông tin đã giải mã P. MÔ HÌNH MÃ HÓA ĐỐI XỨNG Mật mã đối xứng sử dụng cùng một khóa cho việc mã hóa và giải mã. Có thể nói mã đối xứng là mã một khóa hay mã khóa chia sẻ. Ở đây người gửi và người nhận chia sẻ khóa chung K mà họ có thể trao đổi bí mật với nhau. Ta xét hai hàm ngược nhau E là hàm mã hóa biến đổi bản rõ thành bản mã và D là hàm giải mã biến đổi bản mã trở về bản rõ. Giả sử X là văn bản cần mã hóa gọi là bản rõ và Y là dạng văn bản đã được thay đổi qua .