Bài viết khái quát những kết quả của chính phủ kiến tạo (CPKT) trong công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, thu thập và so sánh các tài liệu thứ cấp về CPKT trong quản lý và phát triển kinh tế làm tiền đề. Mời các bạn tham khảo! | CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM . ThS Phan Thị Cẩm Lai TÓM TẮT Bài viết khái quát những kết quả của chính phủ kiến tạo CPKT trong công tác quản lý điều hành phát triển kinh tế ở Việt Nam. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả thu thập và so sánh các tài liệu thứ cấp về CPKT trong quản lý và phát triển kinh tế làm tiền đề cho việc bình luận các thành tựu đạt được như 1 Về thay đổi tư duy và phương thức chỉ đạo điều hành nền kinh tế 2 Về xây dựng và củng cố năng lực thể chế Nhà nước 3 Về cải thiện và tạo dựng môi trường kinh doanh môi trường hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 4 Về phát huy dân chủ trong xã hội để đưa Chính phủ đến gần người dân và doanh nghiệp hơn. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý điều hành kinh tế của CPKT tạo nền tảng để huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Từ khóa Chính phủ kiến tạo phát triển kinh tế quản lý kinh tế. 1. Đặt vấn đề Học giả Leftwich đã viết rằng Ngày nay có vẻ như không tránh khỏi cho bất kỳ xã hội nào thực hiện chuyển đổi nhanh chóng và thành công từ đói nghèo mà không có mô hình Nhà nước tôn trọng ít nhiều đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển Leftwich 1995 . Nhận định này của Leftwich đến nay vẫn còn nguyên giá trị khi sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang làm thay đổi tư duy về sản xuất tiêu dùng thị trường phương thức kinh doanh và cả tổ chức xã hội lao động việc làm văn hóa lối sống. Vì vậy việc xây dựng một chính phủ có thể khơi gợi sự phát triển của thị trường đang trở thành một yêu cầu bức thiết nhất là đối với các quốc gia có thu nhập thấp. Nguyên lý này không là ngoại lệ với Việt Nam khi phát triển kinh tế được đặt là mục tiêu hàng đầu trong thời kỳ đổi mới đất nước. Xây dựng một CPKT phục vụ người dân và doanh nghiệp đã trở thành một định hướng lớn trong chủ .