Mục đích của bài viết này là phân tích một số cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN ) cho phát triển bền vững. Cơ sở lý thuyết được phân tích và tổng hợp từ những nghiên cứu trước. Dữ liệu nghiên cứu dựa vào kết quả khảo sát từ 15 chuyên gia, mô hình cấu trúc giả thích (Interpretive Structural Modeling – ISM) và ma trận MICMAC được sử dụng làm công cụ phân tích. | CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ PHÂN TÍCH BẰNG MÔ HÌNH ISM TS Nguyễn Quyết TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là phân tích một số cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN cho phát triển bền vững. Cơ sở lý thuyết được phân tích và tổng hợp từ những nghiên cứu trước. Dữ liệu nghiên cứu dựa vào kết quả khảo sát từ 15 chuyên gia mô hình cấu trúc giả thích Interpretive Structural Modeling ISM và ma trận MICMAC được sử dụng làm công cụ phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những cơ hội rõ nét nhất đến sớm nhất bao gồm Đổi mới mô hình kinh doanh tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó gia tăng phúc lợi xã hội là cơ hội xuất hiện muộn nhất. Từ khóa Phát triển bền vững mô hình ISM CMCN . 1. Giới thiệu Tiến trình phát triển xã hội loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 1765 1830 được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước cuộc cách mạng thứ hai 1870 1960 là sự xuất hiện của điện năng cuộc cách mạng lần thứ ba 1979 2010 là sự bùng nổ của tin học và tự động hóa. Tiếp theo là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 CMCN 2011- bao gồm các công nghệ mới chủ yếu như Internet kết nối vạn vật IoT rô bốt cao cấp công nghệ in ấn 3D điện toán đám mây di động không dây trí tuệ thông minh nhân tạo nano khoa học về vật liệu tiên tiến lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử Phương thức vận hành của CMCN chủ yếu liên quan đến chuyển đổi số trên toàn bộ thị trường là cơ sở cho sự ra đời của sản xuất thông minh số hóa toàn bộ các kênh phân phối Schroeder và cộng sự 2019 . Phát triển bền vững PTBV là một khái niệm mang nội hàm khá rộng với hàm ý đề cập đến sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Theo Caradonna 2014 mục tiêu của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất sự giàu có về tinh thần và văn hóa sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội sự hài hòa giữa con