Đề tài góp phần phân tích đánh giá tính khách quan, những khó khăn, thuận lợi và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh; phân tích những bài học kinh nghiệm trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận; trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2008 – 2015. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ BÁ PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2008-2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2008 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực vốn khoa học công nghệ tài nguyên và nguồn nhân lực muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào yếu tố con người. nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Do vậy hơn bất cứ nguồn lực nào khác nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng nguồn nhân lực cần phát huy tính đa dạng phong phú về truyền thống văn hóa phương Đông như hiếu học trọng nhân tài trọng tri thức khoa học Tuy nhiên cho đến nay những tiềm năng quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai thác đầy đủ đúng mức và có thể sử dụng chưa hiệu quả về nguồn nhân lực. Ngày nay khi thế giới bước vào nền kinh tế tri thức thì vấn đề nhân tài đang thực sự là vấn đề cấp thiết vì nhân tài là hạt nhân của nền kinh tế tri thức. Tuy rằng nhân tài thời nào cũng quý cũng quan trọng nhưng ngày nay lại càng quan trọng hơn. Muốn đi tắt đón đầu trong phát triển thì phải có nguồn nhân lực tiên tiến không để lãng quên nhân tài và không để lãng phí nguồn nhân lực. Do vậy các quốc gia cần phải chủ động quy hoạch tạo nguồn đào tạo và bồi dưỡng để nguồn nhân lực phát huy đạt hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội trong tình hình mới Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và .