Đối chiếu bình diện đánh giá tham thoại trong các nhận định EURO 2020 bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Với mục tiêu nghiên cứu những tương đồng và dị biệt trong việc sử dụng nguồn tham thoại (Engagement) trong nhận định bóng đá bằng tiếng Việt (TV) và tiếng Anh (TA), bài viết đã vận dụng lí thuyết nguồn tham thoại trong khung Lí thuyết thẩm định (Appraisal Theory) của Martin và White (2005) để đối chiếu 36 bài nhận định EURO 2020 bằng TV và 36 bài bằng TA. | Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5 No 2 2021 ĐỐI CHIẾU BÌNH DIỆN ĐÁNH GIÁ THAM THOẠI TRONG CÁC NHẬN ĐỊNH EURO 2020 BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Phạm Thị Mai Duyên Trường Đại học Cần Thơ Nhận bài 07 06 2021 Hoàn thành phản biện 26 07 2021 Duyệt đăng 31 08 2021 Tóm tắt Với mục tiêu nghiên cứu những tương đồng và dị biệt trong việc sử dụng nguồn tham thoại Engagement trong nhận định bóng đá bằng tiếng Việt TV và tiếng Anh TA bài nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết nguồn tham thoại trong khung Lí thuyết thẩm định Appraisal Theory của Martin và White 2005 để đối chiếu 36 bài nhận định EURO 2020 bằng TV và 36 bài bằng TA. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất các câu đa nguồn cao hơn các câu đơn nguồn. Kết quả này cho thấy các tác giả của bài nhận định bằng TV và TA có sự giao tiếp cao với độc giả. Tuy nhiên về ngôn ngữ đánh giá để tạo cơ hội cho độc giả tự đánh giá thông tin các tác giả nhận định bằng TV có sử dụng câu hỏi tu từ trong khi các tác giả nhận định bằng TA thì không sử dụng loại câu hỏi này. Ngoài điểm tương đồng và dị biệt trên giữa nhận định bằng TV và TA còn có những tương đồng và dị biệt khác cũng được đề cập trong bài viết này. Từ khóa Thuyết đánh giá tham thoại đơn nguồn đa nguồn mở rộng hạn định nhận định bóng đá 1. Mở đầu Việc vận dụng Lí thuyết ngôn ngữ đánh giá LTNNĐG vào phân tích đặc điểm các bình diện đánh giá BDĐG như Thái độ TĐ attitude Thang độ ThĐ graduation Tham thoại TT engagement trong các thể loại văn bản viết và nói khác nhau đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên thế giới. Một số nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng LTNNĐG ở nước ngoài gần đây có thể kể đến như Keramati Kuhi và Saeidi 2019 với nghiên cứu về lập trường và độ tương tác của ba tạp chí hàng đầu về ngôn ngữ học được đăng từ năm 1996 đến năm 2016 Ballesteros-Lintao 2018 với nghiên cứu bình diện thái độ của các báo cáo truyền thông trong khoảng thời gian ba năm từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2016 của Philippines và Trung Quốc về vấn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    107    3    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.