Bài viết này nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng giai đoạn nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực khoa học cho học sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm không đối chứng, xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS trên 161 học sinh trung học phổ thông ở các trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Nam Định, Hải Dương, Đà Nẵng ở Việt Nam. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2021 Volume 66 Issue 4G pp. 25-36 This paper is available online at http ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI VIỆT NAM BẰNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nguyễn Thị Việt Nga1 Đỗ Thị Tố Như2 và An Biên Thùy3 1 Viện Nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Khoa Sinh Kĩ thuật Nông nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3 Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng giai đoạn nghiên cứu khoa học để phát triển năng lực khoa học cho học sinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm không đối chứng xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS trên 161 học sinh trung học phổ thông ở các trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Lào Cai Nam Định Hải Dương Đà Nẵng ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sai khác về điểm trung bình cộng giữa các bài kiểm tra đều có ý nghĩa thống kê p lt chứng tỏ kĩ năng của năng lực khoa học của học sinh đã được tăng lên. Những kết quả thu được từ thực nghiệm chứng tỏ việc áp dụng quy trình dạy học bằng nghiên cứu khoa học 1. Hình thành ý tưởng nghiên cứu 2. Xác định tên đề tài 3. Xác định mục tiêu của đề tài 4. Hình thành giả thuyết 5. Lập kế hoạch nghiên cứu 6. Thực hiện nghiên cứu 7. Báo cáo kết quả 8. Đánh giá là một trong các hướng nghiên cứu đúng nhằm phát triển các kĩ năng khoa học cho học sinh phổ thông. Từ khóa năng lực năng lực khoa học nghiên cứu khoa học. 1. Mở đầu Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học Mỹ 1989 đã chỉ ra rằng giáo dục khoa học là rất quan trọng vì nó là một trong những đặc tính của giáo dục thanh thiếu niên. Ở nhiều quốc gia khoa học cũng là một lĩnh vực bắt buộc của chương trình giáo dục ngay từ bậc mầm non. Richard A. Duschl đã liệt kê các khái niệm về khoa .