Giáo trình Pháp luật: Phần 2 - CĐ Du lịch Hà Nội

(NB) Giáo trình Pháp luật: Phần 2 này trình bày nội dung chủ yếu một số ngành luật có vị trí nền tảng trong hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam, đó là: Luật Nhà nước (Hiến pháp 2013), Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Hình sự, Luật Du lịch và Luật Dạy nghề. Bên cạnh đó, giáo trình cũng biên soạn các bài đọc thêm như: Luật Hành chính, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp luật Kinh doanh, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự nhằm giúp cho học sinh, sinh viên có thể tham khảo. | Chương 8 LUẬT LAO ĐỘNG Giới thiệu Chương này đề cập đến những vấn đề sau - Khái niệm đối tượng và phương pháp điều chỉnh Luật Lao động - Quan hệ pháp luật lao động - Hợp đồng lao động Mục tiêu - Nhận biết được khái niệm Luật lao động mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. - Trình bày được các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. - Vận dụng vào đời sống xã hội trong việc thực hiện hợp đồng lao động. Nội dung chính 1. Khái niệm đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Luật Lao động . Khái niệm Luật Lao động Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01 05 2013 Luật Lao động là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động cá nhân tổ chức và các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. 262 . Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động là các quan hệ lao động được hình thành giữa một bên là người lao động với tư cách là làm công ăn lương với một bên là người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động. Như vậy đối tượng điều chỉnh của Pháp luật lao động bao gồm 2 nhóm quan hệ xã hội đó là - Quan hệ lao động Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người hình thành nên trong quá trình lao động. Quan hệ lao động theo nghĩa rộng thì đó là các quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với con người trong quá trình lao động nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho bản thân các chủ thể quan hệ và cho xã hội. Với khái niệm này trong xã hội tồn tại rất nhiều loại quan hệ lao động khác nhau cũng như nội dung quan hệ khác nhau. Ví dụ quan hệ giữa công chức viên chức nhà nước với các cơ quan nhà nước hoặc quan hệ lao động trong các hợp tác xã hoặc quan hệ giữa người làm công

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.