Bàn về mối quan hệ và hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay

Bài viết sau đây phân tích sơ bộ về từng cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các bất cập trong sự chuyển tiếp giữa các cơ chế đó, nhằm mục tiêu chung nhất: Giải quyết công bằng, hiệu quả các tranh chấp đất đai và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong tranh chấp đất đai. | BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . Nguyễn Hoàng Anh Khoa Luật ĐHQGHN Theo Luật Đất đai hiện hành các tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng các cơ chế sau đây i hoà giải cơ sở ii hoà giải tại UBND cấp xã iii yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính iv khởi kiện vụ án dân sự v khiếu nại hành chính vi khởi kiện vụ án hành chính. Đó là các cơ chế chính thức hoặc phi chính thức cơ chế hành chính hoặc cơ chế tư pháp. Các cơ chế trên không diễn ra đồng thời mà sẽ tuỳ thuộc vào loại tranh chấp đất đai cụ thể tranh chấp giữa ai với ai giấy tờ trong tranh chấp đó như thế nào trình tự giải quyết đã thực hiện đến . . Mỗi cơ chế có ưu và nhược điểm riêng tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhưng điểm chồng lấn giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp nói trên. Bài viết sau đây phân tích sơ bộ về từng cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các bất cập trong sự chuyển tiếp giữa các cơ chế đó nhằm mục tiêu chung nhất giải quyết công bằng hiệu qủa các tranh chấp đất đai và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức trong tranh chấp đất đai. I. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân tổ chức bằng cơ chế hoà giải Ở cấp cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng các cơ chế chính thức như hoà giải tại UBND cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính UBND cấp xã cấp huyện và đồng thời cũng có cơ chế phi chính thức để giải quyết các tranh chấp đất đai hoà giải cơ sở. 1. Hòa giải cơ sở HGCS Hoà giải cơ sở là việc các hòa giải viên HGV cơ sở ở thôn làng ấp bản tổ chức cho các bên cùng tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn tranh chấp xích mích phát sinh trong đời sống hàng ngày ở cộng đồng. 120 Chủ thể tham gia HGCS gồm Hòa giải viên cơ sở Người đứng đầu đoàn thể quần chúng Mặt trận Tổ quốc Cựu chiến binh Nông dân Trợ giúp viên pháp lý Người khác có trình độ pháp lý có kiến thức xã hội già làng trưởng bản .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.