Đánh giá việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến nay

Bài viết sẽ tập trung làm rõ thực trạng sử dụng công cụ HMTD của NHNN giai đoạn 2011 – 2014, phân tích những hiệu quả và hạn chế mà công cụ này đem lại, từ đó có những khuyến nghị trong việc sử dụng HMTD trong điều hành CSTT của NHNN. | 52 ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN NAY Vũ Thị Kim Xuyến K14 NHTMI Nguyễn Thị Thu Hương K14 NHTMK Hạn mức tín dụng HMTD được định nghĩa là việc Ngân Hàng Trung Ương NHTW quy định tổng mức dư nợ tối đa mà các tổ chức tín dụng TCTD buộc phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế 1. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng tín dụng F 0 tăng trưởng quá nhanh những năm 2007 2008 Ngân hàng nhà nước NHNN đã sử dụng nó như một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ CSTT . Tuy nhiên HMTD lại là một công cụ trực tiếp và mang tính hành chính nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế vì vậy không thấy được hiệu quả của cơ chế truyền tải đồng thời mang tính áp đặt và bó buộc cho các ngân hàng thương mại NHTM làm giảm đi tính chủ động cạnh tranh trong kinh doanh làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn vốn thậm chí dễ dẫn đến những tiêu cực nằm ngoài tầm kiểm soát của NHNN. Chính vì vậy việc NHNN có nên sử dụng HMTD trong điều hành CSTT tại Việt Nam hay không luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà điều hành thời gian qua. Bài viết sẽ tập trung làm rõ thực trạng sử dụng công cụ HMTD của NHNN giai đoạn 2011 2014 phân tích những hiệu quả và hạn chế mà công cụ này đem lại từ đó có những khuyến nghị trong việc sử dụng HMTD trong điều hành CSTT của NHNN. 1. Bối cảnh kinh tế từ năm 2011 đến nay . Bối cảnh kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 với khởi đầu là chấn động mạnh trên thị trường bất động sản và chứng khoán Mỹ đã dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế nặng nề trên phạm vi toàn cầu. GDP năm 2009 giảm tỷ USD so với năm 2008 và là năm đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại. Tốc độ tăng trưởng bình quân giảm từ 4 04 năm giai đoạn 2001-2007 bị kéo xuống còn 3 2 tính chung 1 TheoThs. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn 53 cho cả giai đoạn 2001-2010. Thời kì này hầu hết các nước đều có tốc độ tăng trưởng thấp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    43    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.