Nợ xấu – nút thắt cuối cùng của chính sách tiền tệ

Tiếp tục kiên định với chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt; với mục tiêu cuối cùng là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế; năm 2014 khép lại có thể nói là thành công trên nhiều phương diện của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình. Bài viết trình bày sự ảnh hưởng của nợ xấu đến chính sách tiền tệ; Thực tế xử lý nợ xấu hiện nay; Một số đề xuất về phương hướng xử lý nợ xấu; | 27 NỢ XẤU NÚT THẮT CUỐI CÙNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Vũ Văn Hiệu K14-TTQTC Lê Thị Thanh Hà K14-TTQTC Phan Thanh Hương K14-TTQTC Tiếp tục kiên định với chính sách tiền tệ chặt chẽ linh hoạt với mục tiêu cuối cùng là kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế năm 2014 khép lại có thể nói là thành công trên nhiều phương diện của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình. Tăng trưởng tín dụng tính đến 22 12 2014 đã đạt mục tiêu với mức tăng 12 62 chỉ số CPI giữ ở mức 4 09 dự trữ ngoại hối tăng đạt trên 35 tỷ USD qua đó giúp tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu đạt 5 98 . Cùng với đó thị trường vàng và ngoại hối tiếp tục được giữ ổn định. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó vẫn còn một vấn đề vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để đó là thực trạng nợ xấu. Nợ làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế. Vậy nên xử lý nợ xấu là bước đi tối quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nợ xấu dù ở mức độ nào cũng đều có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước đã đặt ra sự an toàn của hệ thống tài chính hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Như vậy có thể coi nợ xấu hiện nay là nút thắt cuối cùng của chính sách tiền tệ và cần được giải quyết một cách triệt để. 1. Sự ảnh hưởng của nợ xấu đến chính sách tiền tệ Bản chất của nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên. Nợ xấu đang trở thành gánh nặng không chỉ đối với ngân hàng doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay các ngân hàng hoạt động chủ yếu thông qua hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng cho nền kinh tế. Vì vậy có thể tồn tại hay không phụ thuộc rất lớn vào sự lưu thông của vốn. Khi một ngân hàng có mức nợ xấu lớn thì đầu ra của dòng 28 vốn sẽ vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy nợ xấu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.