Án lệ, dù không được xem là một nguồn chính thức, nhưng đóng vai trò to lớn trong việc hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm tại Nhật Bản. Dù không ít tranh cãi, nhưng cách tiếp cận của Tòa án tối cao Nhật Bản đã góp phần mở rộng thêm các biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận giữa các bên, qua đó, góp phần hoàn thiện pháp luật và tiếp cận với thông lệ quốc tế. Bài viét phân tích một số án lệ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Nhật Bản, từ đó, sẽ đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. | VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TẠI NHẬT BẢN GÓC NHÌN TỪ MỘT SỐ ÁN LỆ VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM Liên Đăng Phước Hải ThS. GV Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt Án lệ dù không được xem là một nguồn chính thức nhưng đóng vai trò to lớn trong việc hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm tại Nhật Bản. Dù không ít tranh cãi nhưng cách tiếp cận của Tòa án tối cao Nhật Bản đã góp phần mở rộng thêm các biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận giữa các bên qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật và tiếp cận với thông lệ quốc tế. Trong bài viết này tác giả sẽ phân tích một số án lệ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại Nhật Bản từ đó sẽ đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Từ khóa án lệ bảo đảm nghĩa vụ chuyển nhượng để bảo đảm tài sản bảo đảm quyền đòi nợ. 1. VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ TẠI NHẬT BẢN Nhật Bản theo hệ thống luật thành văn với nguồn luật chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Án lệ mặc dù không phải là một nguồn luật chính thức được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng thực tế các phán quyết của Tòa án tối cao Nhật Bản thường được tòa án cấp dưới tuân theo và được xem là một ràng buộc trên thực tế. Bởi do văn hóa không thích kiện tụng 97 nên các tranh chấp thường được giải quyết bằng các thủ tục phi tố tụng98. Điều này khiến số lượng án lệ ở Nhật Bản có phần ít hơn so với các quốc gia theo hệ thống pháp luật thông luật. Song điều đó không đồng nghĩa là án lệ tại Nhật Bản đóng vai trò mờ nhạt mà ngược lại các phán quyết của Tòa án tối cao được các tòa án cấp dưới tôn trọng và tuân theo như một nguồn pháp luật chính thức. Trong hoạt động xét xử thẩm phán không chịu sự ràng buộc của tiền lệ tư pháp. Về nguyên tắc thẩm phán tòa án cấp dưới sẽ bình đẳng với thẩm phán Tòa án tối cao đương nhiên được xem là có quyền giải thích luật liên quan trong việc đưa ra bản án99. Thậm chí thực tế không ít tòa án cấp dưới cũng thường thách thức các tiền lệ của Tòa án 97 Thực tế vẫn còn .