Bài viết phân tích hiện tượng đảo ngược án lệ trong pháp luật Pháp - các thẩm phán thay đổi quan điểm về những vụ việc tương tự nhưng xảy ra trong những giai đoạn khác nhau. Cùng với đó, dựa trên nguyên tắc về sự ổn định của pháp luật, tác giả cũng nghiên cứu về quan điểm của các học giả về áp dụng hiệu lực hồi tố của án lệ đảo ngược trong giải quyết các vụ việc dân sự ở Pháp. | BÀN VỀ VẤN ĐỀ ĐẢO NGƯỢC ÁN LỆ VÀ HIỆU LỰC HỒI TỐ CỦA ÁN LỆ ĐẢO NGƯỢC TRONG PHÁP LUẬT CỘNG HOÀ PHÁP Lê Thị Ngọc Yến Tóm tắt Bài viết phân tích hiện tượng đảo ngược án lệ trong pháp luật Pháp - các thẩm phán thay đổi quan điểm về những vụ việc tương tự nhưng xảy ra trong những giai đoạn khác nhau. Cùng với đó dựa trên nguyên tắc về sự ổn định của pháp luật tác giả cũng nghiên cứu về quan điểm của các học giả về áp dụng hiệu lực hồi tố của án lệ đảo ngược trong giải quyết các vụ việc dân sự ở Pháp. Từ khóa đảo ngược án lệ hiệu lực hồi tố sự ổn định của pháp luật. 1. MỞ ĐẦU Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp Điều 4 được tạo ra bởi Luật 1803-03-05 ban hành ngày 15 tháng 3 năm 1803 Thẩm phán người từ chối xét xử vì lý do luật không quy định quy định không rõ ràng hoặc quy định không đủ để giải quyết vụ việc có thể bị truy tố như là phạm tội chối bỏ công lý. Có thể nói thẩm phán không thể từ chối áp dụng luật. Ngay cả khi văn bản có vẻ không phù hợp không công bằng họ cũng có nghĩa vụ phải áp dụng nó. Vai trò của thẩm phán là áp dụng luật. Cho nên thẩm phán phải có trách nhiệm đưa ra quyết định trong mọi trường hợp. Điều 4 của Bộ luật dân sự Pháp tạo ra một nguyên tắc cho các thẩm phán khi sử dụng pháp luật để giải quyết đó là nguyên tắc diễn giải . Nguyên tắc này cho phép thẩm phán diễn giải pháp luật khi các quy định pháp luật có sự mơ hồ hoặc mâu thuẫn việc diễn giải nhằm để lộ ra ý nghĩa thực sự của luật để có thể áp dụng trong thực tế. Vì vậy thẩm phán không chỉ áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc mà có thể diễn giải pháp luật để áp dụng cho một vụ việc cụ thể. Tuy nhiên việc diễn giải đó chỉ được áp dụng trong giới hạn của vụ việc đang được giải quyết chứ thẩm phán không thể tạo ra những quy tắc tổng quát hay những nội dung mang tính điều luật được sử dụng như luật. Nhằm hạn chế việc các thẩm phán đưa ra những phán quyết mang tính luật định điều 5 của Bộ luật dân sự Pháp được tạo ra bởi Luật 1803-03-05 ban hành ngày 15 tháng 3 năm 1803 quy định Thẩm phán bị cấm đưa ra .