Trên cơ sở phân tích các tố chất thể lực đặc trưng của nam sinh cầu lông năm ba trường Đại học TDTT Đà Nẵng, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực. Đồng thời sử dụng phương pháp toán thống kê để chứng minh độ tin cậy, tính thông báo của các test đã lựa chọn và so sánh với sinh viên cầu lông năm cuối. | NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TEST ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NAM SINH VIÊN CẦU LÔNG NĂM THỨ BA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG ThS. Lê Thị Kim Anh Ngọc Hải ThS. Phan Thị Bích Ngọc Trường Đại học TDTT Đà Nẵng TÓM TẮT Trên cơ sở phân tích các tố chất thể lực đặc trưng của nam sinh cầu lông năm ba trường Đại học TDTT Đà Nẵng chúng tôi đã tiến hành lựa chọn Test đánh giá trình độ thể lực. Đồng thời sử dụng phương pháp toán thống kê để chứng minh độ tin cậy tính thông báo của các test đã lựa chọn và so sánh với sinh viên cầu lông năm cuối. Từ khóa Đánh giá thể lực sinh viên cầu lông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm tra đánh giá thể lực là nội dung quan trọng trong công tác giảng dạy và huấn luyện các môn thể thao nói chung và môn cầu lông nói riêng. Với nhận thức đó hàng năm sinh viên chuyên ngành cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng luôn được tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển thể lực đặc biệt là thể lực chuyên môn. Song vì nhiều lý do nên việc kiểm tra thể lực mới chỉ bao gồm một hai bài tập có tính đại diện. Trên thực tế tố chất thể lực chuyên môn cầu lông rất đa dạng. Năng lực từng tố chất này của sinh viên đến đâu Tố chất nào được hoàn thiện Tố chất nào còn hạn chế Khả năng tố chất ở từng năm học như thế nào Vào giai đoạn cuối khóa mức độ các tố chất ra sao . Những câu hỏi trên nếu được làm sáng tỏ sẽ là những cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện công tác đào tạo môn chuyên ngành cầu lông trong nhà trường nói chung và công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng. Với nhận thức trên chúng tôi triển khai thực hiện đề tài Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên ngành cầu lông năm thứ ba Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng . Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát sư phạm Phương pháp kiểm tra sư phạm Phương pháp toán học thống kê. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm các chuyên gia huấn luyện