Fintech và tài chính toàn diện: Thúc đẩy hay kiến tạo

Trong bài viết này, làm rõ tác động của Fintech đến tài chính toàn diện thông qua nhận diện vai trò thúc đẩy hay kiến tạo của Fintech đối với từng chủ thể trên thị trường. Trên cơ sở đó, các tác giả xây dựng mô hình tương tác giữa Fintech và tài chính toàn diện tại Việt Nam. Đây là tiền đề để đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách cũng như những định hướng quản trị cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính. | FINTECH VÀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÚC ĐẨY HAY KIẾN TẠO TS. Trần Thanh Thu - TS. Đào Hồng Nhung - TS. Nguyễn Thị Bảo Hiền Học viện Tài chính Tóm tắt Với sự bùng nổ mạnh mẽ và sự kỳ diệu của công nghệ thế giới đã và đang chứng kiến những dịch chuyển sâu sắc trong mọi ngành công nghiệp đặc biệt là sự xuất hiện của những mô hình kinh doanh mới thách thức những mô hình kinh doanh truyền thống tái định hình hệ thống sản xuất phân phối và xu hướng tiêu dùng. Đối với ngành dịch vụ tài chính sự xuất hiện của các công ty Fintech cũng như xu hướng khai thác dữ liệu lớn tiền ảo và chuỗi khối Big data Bitcoin amp Blockchain tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường tài chính đặc biệt là tác động đến mức độ tiếp cận tài chính tài chính toàn diện - Financial Inclusion của các chủ thể tham gia thị trường. Trong bài viết này các tác giả làm rõ tác động của Fintech đến tài chính toàn diện thông qua nhận diện vai trò thúc đẩy hay kiến tạo của Fintech đối với từng chủ thể trên thị trường. Trên cơ sở đó các tác giả xây dựng mô hình tương tác giữa Fintech và tài chính toàn diện tại Việt Nam. Đây là tiền đề để đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách cũng như những định hướng quản trị cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính. Từ khoá Fintech tài chính toàn diện thúc đẩy kiến tạo Việt Nam 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ cạnh tranh toàn cầu của một nền kinh tế GCI chính là sự phát triển của thị trường tài chính Pillar 8 - Financial market development . Chỉ tiêu này đóng góp 17 vào tổng mức cạnh tranh của một nền kinh tế và được đo lường thông qua đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường sự tin cậy và uy tín của các định chế tài chính. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn nằm ở mức thấp so với mức trung bình của thế giới cũng như so với các nền kinh tế có điều kiện tương đồng trong khu vực ASEAN. Năm 2016 Việt Nam xếp thứ 60 trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu với tổng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.