Đề tài thực hiện các mục tiêu nghiên cứu chung là đánh giá thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD đối với KHDN tại Agribank - Chi nhánh Tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất các giải pháp quản trị RRTD có căn cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này trong thời gian tới. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ NGỌC MINH HIỀN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - 2021 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Phản biện 1 TS. Phan Hoàng Long Phản biện 2 Nguyễn Thành Hiếu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 10 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế hoạt động của các Ngân hàng thương mại NHTM từ lâu đã được xem là huyết mạch là xương sống nền kinh tế của quốc gia. Đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng vì thế rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ gây hậu quả nặng nề đối với bản thân ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh như hiện nay để cạnh tranh và hội nhập một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của NHTM là khả năng quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng RRTD một cách toàn diện và hệ thống. Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí nâng cao thu nhập bảo toàn vốn tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và các nhà đầu tư tạo tiền đề để mở rộng thị trường tăng uy tín vị thế hình ảnh thị phần. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 42 2017 QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ngân hàng đã đạt được những kết quả lớn thu hồi hàng trăm nghìn tỷ đồng tuy nhiên số nợ xấu còn lại mới là nợ khó xử lý bên cạnh đó là những khoản nợ có vấn đề .