Thiết bị damper gắn vào kết cấu có tác dụng tăng độ cứng và độ cản cho kết cấu. Bên cạnh đó, damper còn có vai trò hấp thu và tiêu tán năng lượng do tải trọng động (chẳng hạn như gió động, động đất) giúp kết cấu giảm nhẹ ảnh hưởng do các loại tải trọng trên gây ra. Đề tài này nhằm tìm hiểu hiệu quả của giải pháp giảm chấn bằng damper, thông qua thí nghiệm dao động tự do trên mô hình kết cấu mô phỏng khung nhà 1 nhịp 3 tầng. | KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA DAMPER LÒ XO THÔNG QUA THÍ NGHIỆM DAO ĐỘNG TỰ DO MÔ HÌNH KẾT CẤU THU NHỎ Trần Tuấn Nam1 Phạm Phương Nam2 Nguyễn Quang Phú2 Nguyễn Phan Nhật Trung2 Lê Liên Hưng2 Lê Quý Đoàn3 1 Khoa Xây dựng trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH 2 Lớp 18DXDB1 trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH 3 Lớp 16DXDA4 trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh HUTECH TÓM TẮT Thiết bị damper gắn vào kết cấu có tác dụng tăng độ cứng và độ cản cho kết cấu. Bên cạnh đó damper còn có vai trò hấp thu và tiêu tán năng lượng do tải trọng động chẳng hạn như gió động động đất giúp kết cấu giảm nhẹ ảnh hưởng do các loại tải trọng trên gây ra. Đề tài này nhằm tìm hiểu hiệu quả của giải pháp giảm chấn bằng damper thông qua thí nghiệm dao động tự do trên mô hình kết cấu mô phỏng khung nhà 1 nhịp 3 tầng. Các phương án khác nhau về số lượng và độ cứng damper được khảo sát. Từ kết quả thí nghiệm hiệu quả giảm chấn của damper được chứng minh. Từ khóa Damper dao động tự do độ cản động đất kháng chấn. 1. MỞ ĐẦU Kháng chấn là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực thiết kế xây dựng qua đó người thiết kế cần đưa ra giải pháp thiết kế sao cho công trình có khả năng chịu lực và phân tán năng lượng hiệu quả khi có tải trọng tác dụng vào. Trong thiết kế kháng chấn ta không chỉ quan tâm tăng cường độ cứng k cho kết cấu mà còn lưu ý tăng độ cản c của công trình. Có nhiều phương pháp tăng độ cản trong đó có phương pháp sử dụng damper hay còn gọi là giảm chấn . Các thông tin cơ bản và phương pháp tính toán kết cấu sử dụng damper có thể tham khảo từ các tài liệu 1-3 . Nghiên cứu này kế thừa và triển khai tiếp kết quả của nhóm tác giả 4 giúp minh họa cơ chế làm việc của damper dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả đo lường từ thí nghiệm dao động tự do trên mô hình kết cấu mô phỏng khung nhà 1 nhịp 3 tầng. Damper được sử dụng trong thí nghiệm là lò xo với các độ cứng khác nhau. Bài báo giới thiệu kết quả thí nghiệm của các phương án kết cấu không gắn damper và gắn damper với số lượng