Nghiên cứu cần lựa chọn các giải pháp phù hợp thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Bài viết dưới đây đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia khá thành công về tài chính toàn diện, đồng thời gợi ý một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam. | KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Trần Thị Thu Nguyệt Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Tóm tắt Với hơn 97 triệu người trong đó khoảng 70 dân số sống ở vùng nông thôn với tỷ lệ nghèo còn khá cao việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam còn rất thấp. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới WB đến năm 2018 chỉ có 31 người trưởng thành và 20 người nghèo được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thống tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam cũng mới chỉ đạt hơn 40 NHNN Việt Nam 2019 thấp hơn rất nhiều so với các quốc giacó mức thu nhập trung bình trong khu vực cụ thể tỷ lệ này tại Malaysia là 85 Thái Lan là 81 6 và Ấn Độ là 80 Global Findex Database 2018 . Trong khi đó việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính toàn diện financial inclusion được coi là điều kiện tiên quyết cho việc đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững UNDP 2010 WB 2013 . Điều này đòi hỏi chúng ta cần lựa chọn các giải pháp phù hợp thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng ở Việt Nam cũng như học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Bài viết dưới đây đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia khá thành công về tài chính toàn diện đồng thời gợi ý một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động này tại Việt Nam. Từ khoá Tiếp cận tài chính tài chính toàn diện financial inclusion 1. Tài chính toàn diện là gì Khái niệm tài chính toàn diện bắt nguồn từ năm 1976 khi Giáo sư Muhammad Yunus thực hiện khoản cho vay đầu tiên trị giá 27USD cho một nhóm phụ nữ dệt may tại Bangladesh. Từ món vay nhỏ nhưng có ý nghĩa đó Yunus đã phát triển thành mô hình Grameen Bank cung cấp các dịch vụ tài chính cho hơn 8 triệu người có thu nhập thấp tại Bangladesh. Đúng như ý nghĩa của khoản vay tài chính toàn diện là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong cộng đồng được tiếp cận với các dịch vụ tài chính đặc biệt là các nhóm dân cư có thu nhập thấp hoặc sinh sống ở nông thôn vùng sâu vùng xa và nhóm hộ kinh doanh