Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng cao su ở Nông trường cao su Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của các bộ phận rừng cao su trên mặt đất; xác định được chi phí môi trường tại thời điểm nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng cao su. | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn nhân loại trên thế giới. Cộng đồng thế giới đang có những nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu COP 15 cũng đã diễn ra từ 07-18 12 2009 tại thủ đô Copenhagen Đan Mạch nhằm ký kết một thỏa thuận ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu thay thế Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực vào năm 2012. Là một bán đảo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có nhiều khả năng chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu BĐKH . Trên thực tế Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu cơ bản nhiệt độ lượng mưa. cũng như các yếu tố thời tiết cực đoan bão mưa lớn hạn hán. . Theo Báo cáo đánh giá biến đổi khí hậu ở Việt Nam do Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường ISPONRE năm 2009. Nhiệt độ tăng ít nhất 1 1 1 9oC nhiều nhất 2 1 3 6oC lượng mưa tăng ít nhất 1 0 5 2 và nhiều nhất từ 1 8 10 1 mực nước biển dâng ít nhất 65 cm nhiều nhất 100 cm so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Tác động tiềm tàng BĐKH ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu tài nguyên nước nông nghiệp lâm nghiệp thủy sản năng lượng giao thông vận tải sức khỏe. Nhìn chung tác động của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng nhất đối với nông nghiệp và tài nguyên nước. Những hậu quả đó là do tình trạng phát thải khí CO2 trong khí quyển ngày càng tăng. Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu The Intergovernmental Panel on Climate Change IPCC 2001 dự báo sự thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới hoặc sự tàn lụi của nó sẽ làm phát thải đi khoảng 1 5 tỷ tấn carbon. Con số đó gây nên việc phát thải khí CO2 trong tầng khí quyển lên đến 1 5 tổng lượng phát thải khí CO2 vào môi trường. Lượng khí CO2 phát thải do sự thay đổi việc sử dụng đất rừng nhiệt đới nhiều hơn cả phát thải khí CO2 trong giao thông toàn cầu. Vì thế vấn đề đặt ra cho con người là làm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
13    128    1    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.