Đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu chính như sau: Phân tích và tìm ra các cơ sở chủ yếu về mặt pháp lý, chính sách của nhà nước và địa phương; cơ sở kinh tế - xã hội và kỹ thuật cho quản lý rừng cộng đồng ở xã Ea Sol; đánh giá tiến trình quản lý rừng cộng đồng và cơ chế hưởng lợi khi cộng đồng được giao quản lý rừng tại xã Ea Sol; đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng ở địa phương. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP RA LAN VON GA NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ EA SOL HUYỆN EA H LEO TỈNH DAK LAK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây - 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP RA LAN VON GA NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ EA SOL HUYỆN EA H LEO TỈNH DAK LAK Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học . NGUYỄN BÁ NGÃI Hà Tây - 2007 1 MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay con người và rừng đã tồn tại như những bộ phận không thể tách rời của Hệ sinh thái nhân văn mối quan hệ đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các cộng đồng sống trong và gần rừng. Tài nguyên rừng không chỉ đáp ứng gỗ củi đốt cho nhu cầu hàng ngày của cộng đồng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người đang sinh sống dựa vào rừng mà phần lớn họ là những người nghèo và là người dân tộc thiểu số 19 . Theo thống kê của nhóm nghiên cứu lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam cho biết số lượng người được coi là phụ thuộc vào rừng có thể giao động từ 15 đến 25 triệu người 32 . Vì vậy các cộng đồng sống trong và gần rừng có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của tài nguyên rừng. Tuy nhiên tác động của các cộng đồng vào rừng ở mỗi địa phương mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng thể hiện sự đa dạng phức tạp của mối quan hệ giữa con người và tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững đã xuất hiện phương thức quản lý rừng cộng đồng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý rừng của Việt Nam. Quản lý rừng cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng để nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm nâng cao