Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất khác nhau ở Lương Sơn – Hòa Bình

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được đặc trưng cấu trúc lớp thảm thực vật, chế độ thủy văn của khu vực nghiên cứu, độ ẩm đất thực tế, độ xốp đất bình quân (tầng mặt) của các mô hình; xác định được đặc trưng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất cụ thể; xác định được mối liên hệ giữa một số chỉ tiêu đặc trưng thấm nước với các nhân tố độ dốc, độ ẩm đất và độ xốp đất bình quân; đề xuất được một số biện pháp nâng cao khả năng thấm nước của đất cho khu vực nghiên cứu. | -1- ĐẶT VẤN ĐỀ Dòng chảy mặt và xói mòn đất đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng một bài toán khó giải cho các nhà hoạch định chính sách quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất nước. Tác động của xói mòn đã ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống của cộng đồng người dân vùng hạ lưu bởi đất bị thoái hóa nhanh chóng về mọi phương diện như hóa học lý học và sinh học. Đây là nguyên nhân cơ bản làm giảm độ phì nhiêu đất và tính bền vững của việc sử dụng đất dốc. Do vậy việc hạn chế tối đa dòng chảy mặt và xói mòn đất là giải pháp trước tiên cần giải quyết để bảo vệ đất dốc và canh tác nông lâm nghiệp bền vững. Dòng chảy mặt và xói mòn đất liên quan mật thiết tới khả năng thấm nước của đất. Vì vậy nghiên cứu khả năng thấm nước của đất có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý rừng và phát triển nông lâm nghiệp. Nghiên cứu khả năng thấm nước của đất là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý lưu vực và phát triển nông lâm nghiệp bền vững bởi nắm được những đặc điểm này các nhà hoạch định chính sách có những biện pháp thích hợp nâng cao được chức năng bảo vệ nguồn nước và duy trì dòng nước ngầm trong lòng đất. Tuy nhiên cho đến nay những nghiên cứu về khả năng thấm nước của đất ở nhiều nước nhiệt đới nói chung và nước ta nói riêng còn rất hạn chế. Kết quả của phần lớn các nghiên cứu đó mới chỉ giúp nhận thức một cách định tính về những đặc trưng thấm nước của đất mà chưa làm sáng tỏ quan hệ định lượng của chúng. Nếu có cũng chỉ là những thông tin ít ỏi đối với một số khu rừng cụ thể chưa đủ để khái quát hóa thành quy luật về khả năng thấm nước của đất. Hạn chế này đã dẫn đến sự can thiệp thiếu căn cứ của con người đối với thiên nhiên -2- nhiều thảm thực vật rừng đã trở thành đất trống đồi trọc nhiều khu rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu hiện nay chỉ trơ lại trảng cỏ và hậu quả là những trận bão dữ dội những cơn giông nguy hiểm những .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.