Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng trồng thâm canh loài Bương mốc với hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp thâm canh sẽ áp dụng cho tất cả các khâu như: Khâu chọn và nhân giống, khâu chọn lập địa thích hợp để gây trồng, khâu trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác. | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng nước ta có một nguồn lợi to lớn đó là nguồn nguyên liệu tre trúc. Đây là nhóm loài đa mục đích có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu tre trúc này chủ yếu được khai thác trong rừng tự nhiên. Chúng ta chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống cũng như kế hoạch gây trồng trên một quy mô lớn cho nhóm loài cây này. Bởi vậy nguồn tre trúc trong tự nhiên đang dần trở nên cạn kiệt nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên thế giới có khoảng 500 loài tre Việt Nam có khoảng trên 200 loài phân bố rộng khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Đây là tiềm năng to lớn về tài nguyên rừng nước ta có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất và xuất khẩu. Nhiều loài tre trúc đã góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho các cộng đồng vùng cao trong đó có loài Bương mốc Dendrocalamus aff. Sinicus . Bương mốc là loài cây có giá trị kinh tế cao đây là loài cây bản địa của vùng núi Ba Vì đã được một số người dân ở đây trồng để lấy măng và thân khí sinh. Đường kính có thể đạt từ 20 30 cm chiều cao từ 15- 20 m măng ăn ngon mỗi khóm cho từ 30 70 kg măng năm giá thị trường từ đồng kg thân khí sinh có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng đồ gia dụng. Nhu cầu phát triển Bương mốc để cung cấp nguyên liệu và thực phẩm là rất lớn. Tuy nhiên những nghiên cứu về loài cây này hầu như chưa có. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc Dendrocalamus aff. Sinicus tại xã Ba Vì huyện Ba Vì Hà Nội được thực hiện. Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng trồng thâm canh loài Bương mốc với hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp thâm canh sẽ áp dụng cho tất cả các khâu như Khâu chọn và nhân giống khâu chọn lập địa thích hợp để gây trồng khâu trồng chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . Ở ngoài nước . Nghiên cứu về thâm canh rừng Giai đoạn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
200    159    23    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.