Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm giúp học sinh nhìn thấy nguồn gốc bài toán để từ đó biết cách định hướng và giải quyết hiệu quả những bài toán mới, vấn đề mới liên quan đến thể tích khối đa diện thông qua việc vận dụng bài toán tỉ số thể tích. | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối quot truyền thụ một chiều quot sang dạy cách học cách vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hình thành năng lực và phẩm chất phát huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học môn học đối tượng học sinh bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Trong chương trình toán trung học phổ thông hình học không gian có một vị trí đặc biệt quan trọng các bài toán về hình học không gian được khai thác sử dụng nhiều trong các kỳ thi học sinh giỏi kỳ thi THPT quốc gia. Đặc biệt là đối với học sinh khối 12 thì các bài toán như tính thể tích khối đa diện tính tỉ số thể tích các khối đa diện tìm điều kiện để thể tích khối đa diện đạt GTLN GTNN các bài toán chứng minh đẳng thức bất đẳng thức liên quan đến thể tích khối đa diện. luôn xuất hiện trong các kỳ thi và chiếm tỉ trọng lớn trong phần hình học. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh còn gặp khó khăn và rất lúng túng khi gặp các dạng bài toán trên bởi các lí do sau - Để giải các bài toán trên cần huy động lượng lớn kiến thức lớn hình học không gian cả chương trình lớp 11 và lớp 12. - Học sinh chưa phân loại được các dạng toán thường gặp không hình dung ra cách giải các dạng toán chưa nắm rõ các dấu hiệu bản chất của bài toán. - Cách định hướng và giải quyết các dạng toán còn hạn chế theo kiểu được bài nào xào bài đó nên học sinh thiếu chủ động và linh hoạt khi vận dụng vào các bài toán khác. - Các tài liệu viết về các dạng toán trên chưa đáp ứng .