Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển một số tư duy Toán học cho học sinh THPT thông qua các câu hỏi, bài tập mở trong chương trình Hình học 11

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm nghiên cứu vai trò của câu hỏi, bài tập mở trong việc phát huy tính tích cực, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực kiến tạo và khám phá kiến thức của học sinh. Đề xuất các bước bước tổ chức dạy học Toán theo hướng sử dụng câu hỏi, bài tập mở. Đề xuất một số dạng câu hỏi, bài tập được chuyển sang dạng mở để hình thành và củng cố khái niệm; khắc sâu các kiến thức, định lí cho học sinh; Phát triển và nâng cao khả năng giải toán cho học sinh. | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI SKKN 1. Đứng trước sự phát triển đi lên của đất nước và để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29-NQ TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi Ngành Giáo dục phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo dục phải tạo nên những con người năng động sáng tạo có năng lực làm chủ vấn đề và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đóng vai trò to lớn trong kết quả của quá trình giáo dục. Mỗi phương pháp dạy học sẽ giúp nguời học phát triển trí tuệ và năng lực theo những hướng khác nhau. 2. Trong nhà trường phổ thông dạy Toán là dạy hoạt động Toán học. Đối với học sinh có thể xem giải bài tập Toán là một trong các hoạt động chủ yếu của hoạt động Toán học. Theo G. Polya thì hoạt động giải Toán phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp khoa học đó là dự đoán và kiểm nghiệm . Cách phát biểu bài toán có thể chỉ ra nhiệm vụ cần thực hiện như chứng minh mệnh đề cũng có thể đặt học sinh vào tình huống mò mẫm dự đoán thử nghiệm và tìm kết quả tức là dạng bài toán mở. Nhưng hiện nay các bài tập trong sách giáo khoa thường có cấu trúc dạng đóng đồng thời vấn đề sử dụng bài tập mở như là phương tiện giáo dục Toán học cho học sinh chưa được quan tâm và khai thác một cách hiệu quả vì thế người giáo viên gặp khó khăn trong việc tạo ra một môi trường học tập mà trong đó học sinh thực sự tích cực chủ động sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. 3. Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi nhận thấy nếu người giáo viên biết thiết kế và cấu trúc lại các bài tập trong sách giáo khoa thành dạng bài tập mở phù hợp với năng lực của học sinh và xem nó như là một phương tiện để tiến hành các phương pháp dạy học hiện đại thì có thể phát huy được tính tích cực và khơi dậy được những khả năng tiềm tàng của học sinh đồng thời qua đó giáo viên nhận được nhưng thông tin về năng lực của học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.