(NB) Giáo trình Dung sai và đo lường kỹ thuật với mục tiêu giúp các bạn có khả năng giải thích đúng các ký hiệu, các quy ước về dung sai (sai lệch) trên bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp mối ghép; trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách sử dụng dụng cụ đo thường dùng trong chế tạo máy. | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ -o0o- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC DUNG SAI ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT NGHỀ HÀN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 248a QĐ- CĐNKTCN ngày 17 9 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội năm 2019 1 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ -o0o- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC DUNG SAI ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT NGHỀ HÀN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 248a QĐ- CĐNKTCN ngày 17 9 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Hà Nội năm 2019 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Môn học dung sai lắp ghép là môn kỹ thuật cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về việc tính toán và lựa chọn dung sai lắp ghép của sản phẩm sao cho vừa đảm bảo tiêu chuẩn mà nhà nước Việt Nam ban hành. Mặt khác môn học tính công nghệ và chất lượng cao vừa phù hợp vớ cũng trang bị cho học sinh - sinh viên cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ đo thích hợp để kiểm tra sự chính xác của sản phẩm. Xuất phát từ các yêu cầu đó tổ môn Dung sai lắp ghép - Trường cao đẳng nghề Kỹ Thuật Công Nghệ đã biên soạn giáo trình này để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của học sinh sinh viên. Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học trong chương trình khung quốc gia của nghề Cơ khí - trình độ Cao Đẳng Nghề. Khi biên soạn giáo trình tổ môn đã tham khảo nhiều tài liệu và đã lựa chọn cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của