Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng phục hồi đất của rừng trồng keo tai tượng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – Kim Bôi – Hoà Bình

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Mô phỏng được sự biến đổi một số tính chất đất dưới tán rừng trồng keo tai tượng ở các cấp tuổi khác nhau; tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi đất và đề xuất được một số giải pháp quản lý, sử dụng bền vững các hệ sinh thái rừng và đất rừng trồng keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HÀ CÔNG HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI ĐẤT CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN KIM BÔI HOÀ BÌNH Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp Chuyên ngành Lâm học Hà Nội 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 3 4 diện tích lãnh thổ là vùng đồi núi. Diện tích các vùng đất dốc rộng lớn giúp chúng ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành Lâm nghiệp đặc biệt là kinh doanh rừng sản xuất. Tuy nhiên các vùng đất dốc nhiệt đới là nơi có tính nhạy cảm sinh thái cao và phụ thuộc rất lớn vào lớp phủ thực vật phát triển bên trên nó. Khi chúng ta thay thế lớp phủ thực vật nguyên thủy bằng các lớp phủ thực vật nhân tạo rừng trồng là đã cơ bản thay đổi các mối quan hệ sinh thái tự nhiên của chúng. Do vậy nhiều hệ sinh thái rừng trồng trở nên thiếu bền vững đất đai đã bị suy thoái nghiêm trọng. Tài nguyên đất là một dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo nếu sử dụng hợp lý. Trong hệ sinh thái rừng đất và cây có mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh trong mối liên hệ phức tạp với các nhân tối môi trường khác. Trước hết sử dụng các chất dinh dưỡng khoáng từ đất để sinh tồn. Mặt khác lớp phủ thực vật cũng trả lại đất vật liệu rơi rụng để phân huỷ thành mùn và các chất dinh dưỡng làm giàu cho đất đồng thời thực vật còn có tác dụng bảo vệ đất đất chống xói mòn sạt lở đất. Để đánh giá khả năng sản xuất của đất người ta căn cứ vào độ phì đất. Hiểu biết về quy luật biến đổi độ phì đất trong mối quan hệ hài hoà với lớp phủ thực vật bên trên giúp chúng ta có cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng keo được tăng lên đáng kể trên phạm vi toàn quốc đặc biệt là keo tai tượng bởi keo là loài sinh trưởng tốt giúp phủ xanh những vùng đất trống đồi núi chọc và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động kinh doanh rừng. Tuy nhiên hệ sinh thái rừng trồng keo có được coi là bền vững hay .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    211    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.