Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Góp phần Nghiên cứu đa dạng các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae Juss.) nhằm đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đối với một số loài Lan chủ yếu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông - Quảng Trị

Mục tiêu của đề tài là xây dựng danh lục các loài Lan của Khu BTTN Đakrông (mỗi loài ít nhất có 1 tiêu bản đảm bảo - Mẫu nghiên cứu) và đánh giá tính đa dạng sinh học của họ Lan ở Khu BTTN Đakrông; đánh giá sự phân bố của các loài Lan trong khu vực nghiên cứu; đánh giá tình trạng bảo tồn của một số loài Lan chủ yếu (loài bị đe dọa tuyệt chủng) tại Khu BTTN Đakrông; đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn hệ Lan tại Khu BTTN Đakrông tỉnh Quảng Trị. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẠNH HÙNG GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI THUỘC HỌ LAN ORCHIDACEAE JUSS. NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI LAN CHỦ YẾU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG - QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội năm 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẠNH HÙNG GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI THUỘC HỌ LAN ORCHIDACEAE JUSS. NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOÀI LAN CHỦ YẾU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG - QUẢNG TRỊ Chuyên ngành Lâm học Mã số 60-62-60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP Hà Nội năm 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số các họ thực vật của Việt Nam thì họ Lan Orchidaceae Juss. là họ đa dạng nhất về ba phương diện là thành phần loài nguồn gen sinh thái. Về thành phần loài và nguồn gen các nhà thực vật đã thống kê được 897 loài thuộc 152 chi. Con số này mới chiếm khoảng 78- 80 trong tổng số - loài dự đoán ở đây 1 . Hệ Lan của Việt Nam có 10 chi giàu loài nhất là Dendrobium Bulbophyllum Eria Liparis Habenaria Oberomia Coelogyne Cymbidium Calanthe và Cleisostoma mỗi chi có từ 20 tới 107 loài. Số loài của 10 chi đó chiếm 49 9 tổng số loài Lan đã biết ở Việt Nam. Lan cũng rất đa dạng về sinh thái và thường được chia thành 3 nhóm chính nhóm loài sống bì sinh trên cây Phong lan sống trên đất Địa Lan và sống trên đá Thạch lan .Về mặt giá trị sử dụng thì Lan là nhóm thực vật rất có ý nghĩa kinh tế và khoa học hầu hết các loài Lan có hoa đẹp dùng làm cảnh và là nguồn nguyên liệu để lai tạo ra nhiều loài lai có ý nghĩa kinh tế nhiều loài dùng làm dược liệu quí như Lan Kim tuyến Anoectochilus spp. Hoàng Thảo Dendrobium spp. Lan một lá Nervillia sp. và nhiều chi khác như Bletilla Cymbidium Eulophia Flickingeria Goodyera Habenaria Ludisia Peristylus và Rhomboda. Tất cả các loài Lan hoang dại đều được xếp trong danh lục đỏ thế giới và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.