Mục đích của sáng kiến là xây dựng và sử dụng bài tập định hướng về cân bằng hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh THPT hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm! | PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo và chủ động của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học người dạy học phải vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp dạy học cả phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học hiện đó giúp học sinh nắm được kiến thức dễ dàng biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề học tập biết cách giải các bài toán khó dựa vào các bài toán cơ bản và hơn hết là tạo cho học sinh sự tự lực tự học hỏi và tự sáng tạo. Để làm được điều đó người thầy giáo phải định hướng cho học sinh hoạt động tích cực kích thích sự tìm tòi tính tự giác chủ động độc lập và sáng tạo của mỗi học sinh. Giúp học sinh nhận dạng một bài toán nêu ra liên quan đến những kiến thức đã được học biết phát triển từ bài toán đã biết thành bài toán mới và ngược lại. Biết phân tích so sánh và tổng hợp các bài toán riêng để dẫn tới các bài toán mới phong phú đa dạng và khó hơn. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng học sinh giỏi HS đạt điểm cao trong kì thi THPTQG luôn là một trong những thước đo để đánh giá chất lượng dạy học của mỗi giáo viên nói riêng và các nhà trường nói chung. Vậy nên công việc ôn tập học sinh thi THPTQG bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được các nhà trường và bản thân mỗi giáo viên quan tâm chú trọng. Để đạt được kết quả cao trong việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi HS thi THPTQG thì việc lựa chọn hệ thống câu hỏi bài tập phải rất đa dạng về thể loại phong phú về nội dung và có chiều sâu rộng về kiến thức. Trong kho tàng kiến thức của bộ môn Hóa học tôi rất tâm đắc bài học Cân bằng Hóa Học Sách giáo khoa Hóa Học lớp 10. Cân bằng Hóa học có vai trò rất lớn trong đời sống thực tiễn cũng như trong khoa học như giải thích được quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động hay để bảo quản dung dịch Fe3 trong phòng thí nghiệm người ta thường cho vào dung dịch đó vài giọt dung dịch axit. Để giải quyết được các vấn đề trên học sinh phải huy động tổng .