Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy học chủ đề Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) để phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 - THPT

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chủ đề theo hàng ngang các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại và liên minh châu Âu (EU) để tổ chức cho học sinh có cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, phát triển năng lực của bản thân, nhất là năng lực tự học thông qua thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đưa ra một cách đa dạng, gắn thực tế với đời sống và hữu ích với định hướng nghề nghiệp và xây dựng đất nước hiện nay. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU I ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MĨ TÂY ÂU NHẬT BẢN 1945 2000 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH 12 - THPT Giáo viên thực hiện 1. LÊ THỊ DUYÊN 2. PHAN THỊ HỒNG Đơn vị công tác Trường THPT Quỳnh Lưu I. Tổ chuyên môn Xã hội Bộ môn Lịch sử Năm học 2020 2021 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông mới mới đã triển khai theo lộ trình cũng đang hướng tới phát triển năng lực người học. Thành công của chương trình cũng như chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó tự học là một phần quan trọng của hoạt động học tập là nhân tố nội lực có tác dụng quyết định chất lượng học tập và sự phát triển của người học. Tự học còn giúp người học có thể chủ động học tập suốt đời. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mà cuộc sống hiện đại mang đến kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nhưng tự học như thế nào hình thành năng lực tự học cho học sinh THPT ra sao với từng môn học là nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề đối với giáo viên. Đó là một quá trình khoa học sư phạm lâu dài thường xuyên và cần rất nhiều thời gian. Với bộ môn Lịch sử việc rèn luyện năng lực tự học Lịch sử cho HS không những có một vị trí quan trọng trong thực hiện mục tiêu bộ môn mà còn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực người học. Trong đó dạy học chủ đề là một hình thức được nhiều thầy cô lựa chọn trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. Chương IV Mĩ Tây Âu Nhật Bản 1945 2000 Lịch sử 12 THPT rất quan trọng vì đó là 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới sau CTTG2 đã đem lại những bài học to lớn cho Việt Nam trong việc phát triển đất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.