Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu máy chữa cháy rừng dùng tác nhân chữa cháy là không khí

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu máy chữa cháy rừng tác nhân chữa cháy là không khí sau khi nghiên cứu phải đạt được yêu cầu: năng suất dập lửa cao, hiệu quả dập lửa lớn, sử dụng chất chữa cháy rừng tại chỗ (không khí), thiết bị gọn nhẹ, dễ sử dụng và phù hợp với địa hình dốc nơi không có nguồn nước. | 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng là lá phổi xanh của toàn nhân loại là nguồn tài nguyên quý giá có khả năng tái tạo có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân văn hoá cộng đồng du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân làm mất rừng đó là do cháy rừng. Theo thống kê của cục Kiểm lâm trong vòng 12 năm 1992 - 2003 ở Việt Nam đã xảy ra vụ cháy rừng làm thiệt hại ha rừng. Trung bình mỗi năm bị thiệt hại khoảng ha. Không những bị tổn thất về mặt tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người của cải và môi trường sinh thái. Đứng trước những hiểm hoạ do cháy rừng gây ra các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu cải tiến các phương pháp phòng và chữa cháy rừng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Mỗi loại thiết bị chỉ phù hợp với điều kiện nhất định nên khi áp dụng các thiết bị chữa cháy rừng của nước ngoài vào điều kiện rừng của Việt Nam chưa phù hợp do địa hình rừng của Việt Nam có độ dốc lớn không có nguồn nước vật liệu cháy rừng phức tạp đường giao thông không thuận lợi. Hiện nay việc chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ yếu chữa cháy bằng thủ công dùng cành cây cào cuốc đập trực tiếp vào đám cháy nên hiệu quả thấp nguy hiểm đối với người tham gia chữa cháy từ đó mà diện tích cháy rừng ngày càng tăng. Một số vườn quốc gia và cơ sở chữa cháy đã trang bị một số thiết bị để chữa cháy rừng nhưng các thiết bị này không phù hợp với địa hình điều kiện rừng điều kiện tác nhân chữa cháy nên hiệu quả chữa cháy rừng không cao. Do đặc điểm của cháy rừng thường là nơi xa nguồn nước điều kiện vận chuyển nước không thuận lợi độ dốc lớn địa hình phức tạp nên các thiết bị chữa cháy lớn như xe ôtô cứu hoả khó có thể áp dụng được. Để tăng hiệu quả cho việc chữa cháy rừng thì cần phải nghiên cứu thiết kế chế tạo ra các thiết bị chữa cháy rừng sử dụng tác nhân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.