Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được những loài cây LSNG có giá trị kinh tế, có thể gây trồng ở từng địa phương làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng núi phía Bắc. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP .o0o NGUYỄN QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ CHỦ YẾU Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Huy Sơn HÀ NỘI 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP .o0o NGUYỄN QUANG HƯNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ CHỦ YẾU Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ LSNG là nguồn tài nguyên có giá trị đặc biệt của hệ sinh thái rừng Việt Nam là một trong những thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nguồn thu nhập kinh tế đáng kể của người dân. Ở một số địa phương miền núi nguồn thu từ LSNG chiếm 10 20 tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình chủ yếu là nguồn lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày Bộ NN amp PTNT 2006 . LSNG không những góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thủ công nghiệp chế biến lâm sản mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân thông qua các mặt hàng xuất khẩu. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu 8 mặt hàng LSNG rất cao và càng tăng năm 2002 đạt 108 triệu USD năm 2003 đạt 154 triệu USD năm 2004 đạt 198 triệu USD Đề án Bảo tồn và phát triển LSNG 2006 2020 . Ngoài ra LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường bảo vệ rừng làm tăng giá trị kinh tế của rừng góp phần khôi phục nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo. Việc khai thác LSNG ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ vẫn giữ được vai trò bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng. Từ rất lâu đời người dân ở nhiều địa phương đã gắn bó với LSNG và tích luỹ được nhiều kiến thức về khai thác chế biến gây trồng và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Tài nguyên rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng với khoảng .