Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 4 Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị cung cấp cho người học những kiến thức như: Đạo đức và hành vi đạo đức; Cấu trúc của hành vi đạo đức; Một số hành vi vi phạm đạo đức trong trường học; Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. | Chương IV CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA HĐ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC amp GIÁO DỤC GIÁ TRỊ 1. Đạo đức và giáo dục đạo đức . Đạo đức và hành vi đạo đức a. Khái niệm đạo đức Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức cá nhân một hệ thống những chuẩn mực đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của người khác và của toàn xã hội - Chuẩn mực đạo đức Nói đến các chuẩn mực đạo đức là nói đến cái tốt cái xấu cái thiện cái ác Tuy nhiên có nhiều cách đề cập đến chuẩn mực đạo đức mà không cần phải dùng đến những từ như tốt xấu thiện ác chẳng hạn như khiêm tốn vị tha thẳng thắn trung thực cao ngạo ích kỷ quanh co lừa dối - Chuẩn mực đạo đức Chuẩn mực đạo đức có tính xã hội lịch sử. Một số chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại phổ biến của đạo đức như tình cha nghĩa mẹ lòng nhân ái tình người . Chuẩn mực đạo đức cũng có tính pha trộn. Chuẩn mực đạo đức muốn trở thành Đạo đức của một cá nhân thì Chuẩn mực đạo đức phải được cá nhân đó tự giác thực hiện. Bằng chính hoạt động của mình trong quan hệ với người khác trẻ em đưa các chuẩn mực đạo đức này vào bên trong trở thành tâm lý của nó. Việc hình thành đạo đức ở trẻ em chính là quá trình nhập tâm trong hoạt động. Chức năng của đạo đức Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi giáo dục và nhận thức. Khi các chuẩn mực đạo đức được các em lĩnh hội thì tự các em sẽ có những cảm xúc và từ đó có hành vi tương ứng. Có sự khác biệt giữa những người chỉ thuộc lòng các quy tắc chuẩn mực với những người thực sự lĩnh hội được nó. b. Hành vi đạo đức Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức - Tính tự giác của hành vi Tính tự giác thể hiện ở việc chủ thể có ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa về hành vi của mình từ đó tự nguyện tự giác thực hiện. Một hành vi đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của cá nhân chưa thể gọi là hành vi đạo đức khi chủ thể thực hiện hành vi đó do ép buộc. - Tính có ích của hành vi Hành vi đạo đức luôn đem lại