Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục trong trường trung học phổ thông

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc học/luyện tập các động tác, bài tập kỹ thuật trong chương trình môn Thể dục. Rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên lớp, tăng cường thời gian tập luyện ngoài giờ học của học sinh (ở nhà, giờ ra chơi ), giúp học sinh cân bằng, giải tỏa căng thẳng trong khi học các môn văn hóa, khắc phục lối truyền thụ một chiều, tiếp thu thụ động trong các giờ học. | 1 ĐỀ TÀI Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục Trong trường trung học phổ thông I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 ngày càng diễn biến phức tạp khó lường. Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ Bộ giáo dục các nhà trường đã và đang thực hiện các thay đổi quan trọng trong dạy và học chuyển nhiều nội dung chuyên đề từ dạy học trực tiếp sang dạy học online trực tuyến trên các nền tảng công nghệ số. Tuy nhiên đối với các môn năng khiếu thực hành như Giáo dục thể chất GDTC thì thực sự là rất khó khăn bởi các bài tập động tác ngoài hiểu thôi chưa đủ mà còn phải luyện tập để hình thành kỹ năng kỹ xảo động tác mới phát triển tốt thể chất người tập. Vì vậy mỗi một cán bộ giáo viên GDTC phải tìm tòi xây dựng các phương pháp dạy học tích cực để truyền thụ kiến thức cho học sinh hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học chuyển cách dạy thụ động truyền thụ một chiều chuyển từ giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động giáo viên là người thiết kế tổ chức hướng dẫn tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi nhận thấy chúng ta đang lãng phí thời gian vào việc dạy các động tác bài tập kỹ thuật quá đơn giản mà học sinh có thể tự học tự nghiên cứu thực hiện được và đương nhiên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.