Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc đối với cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông

Đề tài giúp ích cho cán bộ quản lý và giáo viên trong hoạt động dạy học và giáo dục có thêm kiến thức và kỹ năng kiểm soát cảm xúc, góp phần nâng cao năng lực xử lý tình huống sư phạm cũng như trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo học đường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. | PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Đảng Nhà nước và của toàn dân. Nghị quyết số 29-NQ TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân . Công cuộc đổi mới này đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với ngành giáo dục đặc biệt là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho thời đại mới. Để làm được điều đó bên cạnh nâng cao chất lượng trong công tác chuyên môn ngành giáo dục cũng cần phải chú trọng xây dựng môi trường giáo dục bởi đây là yếu tố quan trọng và là tiền đề để có thể tiến hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Thực tế học đường gần đây cho thấy có rất nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra với học sinh như tình trạng bạo lực bắt nạt học đường và thực trạng vi phạm đạo đức nhà giáo như giáo viên sử dụng bạo lực để trừng phạt học sinh cả về thể chất và tinh thần khiến phụ huynh nhà trường và cả xã hội lo lắng hoang mang. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự hạn chế trong cách ứng xử và kỹ năng kiểm soát cảm xúc của cán bộ quản lý giáo viên và học sinh. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay đòi hỏi cán bộ quản lý giáo viên và học sinh trong nhà trường cần có sự thay đổi từ cách tư duy phương pháp dạy học đến sự tương tác ứng xử với nhau và điều này yêu cầu mỗi chủ thể của quá trình giáo dục cần biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình một cách phù hợp. Khi nói đến việc đổi mới toàn diện giáo dục người ta thường chú ý nhiều hơn tới các yếu tố như kiến thức kỹ năng và năng lực của cán bộ quản lý giáo viên học sinh. Tuy nhiên có một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.