Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng phương pháp WebQuest và có sự kết hợp với một số phương pháp dạy học khác vào giảng dạy thể loại ký qua văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh. | A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới giáo dục cơ bản toàn diện theo định hướng phát triển năng lực đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đặc biệt trong dạy học Ngữ Văn vốn là một địa hạt nhạy bén đòi hỏi sự tinh tế cẩn trọng trước những thay đổi. Chính vì vậy phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao phát triển năng lực cho học sinh là xu thế đang được áp dụng hiện nay trong giáo dục. Giáo viên THPT trong nhiều năm qua đã áp dụng tương đối rộng rãi và đã mang lại được nhiều hiệu quả đáng kể trong dạy học nói chung và đọc hiểu văn bản nói riêng. Tuy nhiên đang còn có một số hạn chế và lúng túng trong quá trình áp dụng phương pháp dạy học hiện đại đối với giáo viên cũng như học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là một trong tám năng lực cốt lõi mà học sinh phổ thông Việt Nam cần đạt và cũng là một định hướng đổi mới phương pháp tiếp tục được nhấn mạnh theo phương châm chú trọng hỗ trợ cho quá trình tự học của học sinh nhằm nâng cao năng lực cho người học. Webquest có thể được xem là một phương pháp dạy học hiện đại tích cực dựa trên thành tựu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục có giá trị thúc đẩy mô hình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Bản thân tôi trong dạy học đã có ý thức tìm tòi học hỏi và vận dụng phương pháp Webquest kết hợp một số phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực học sinh thúc đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học lấy học sinh là chủ thể là trung tâm khơi gợi được sự hứng thú khám phá song không phải ở tác phẩm nào bài học nào cũng đạt được thành công. Đặc biệt đối với thể loại ký trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1 Nhà xuất bản NXB Giáo Dục là một thể loại đặc thù được xem là khó tiếp nhận hơn so với thơ trữ tình truyện hay kịch. Việc giảng dạy ký gặp không ít bế tắc do chưa kích hoạt được hứng thú và năng lực người học trong điều kiện tổ chức dạy học chưa đáp ứng được nguyên tắc lấy người học làm trung tâm. Hơn nữa ký đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.