Mục đích nghiên cứu đề tài là góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường, tạo hứng thú cho học sinh, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên; giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh các hành vi và trạng thái tâm lý phù hợp; giúp giáo viên, phụ huynh hiểu sự cần thiết của tư vấn tâm lý học đường. | Phần A ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân hoàn cảnh gia đình mối quan hệ xã hội từ đó tăng cảm xúc tích cực tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường Thông tư 31 2017 TT BGDĐT ngày 18 12 2017 của Bộ GD amp ĐT . Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đột phá lớn tạo ra sự chuyển biến nhanh chóng về các mặt trong đời sống con người. Bên cạnh những mặt tích cực là không ít những hạn chế của nền kinh tác động lên đời sống tình cảm tâm lý con người đặc biệt là giới trẻ. Trong đó học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn có sự thay đổi lớn về sinh lý nhận thức và cảm xúc. Từ cuộc sống gia đình đến việc học ở trường và hoạt động ở ngoài xã hội các em thường phải đối mặt với những tình huống như áp lực học tập bị bố mẹ thầy cô la mắng bạn bè xa lánh lúng túng về tâm sinh lý tình yêu tuổi học trò Các em bối rối trước những ngả rẽ vào đời mà không biết cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề hợp lý Các nhà tâm lý học cho đây là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi người. Các bậc phụ huynh cảm thấy bế tắc trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi này. Đa số các trường phổ thông đều chưa quan tâm thấu đáo trong việc giúp học sinh định hướng giải quyết những khúc mắc về tâm sinh lý ngoài một số hoạt động ít ỏi mang tình chiếu lệ chưa đáp ứng nhu cầu mong mỏi của học sinh trung học phổ thông. Trong thời gian qua trường THPT Nguyễn Sỹ Sách đã thực hiện một số hoạt động để giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc về tâm lý học đường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện là một cán bộ quản lý giáo dục bản thân tôi nhận thấy hoạt động này còn có nhiều hạn chế. Đa số học sinh chưa hiểu tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý còn ngại chia sẻ với thầy cô bạn bè hoặc cha mẹ anh chị. Khi gặp các vấn đề rắc rối các em hay tự giải quyết theo cách tiêu cực như tự thu .