Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc

Nội dung Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2) gồm có 4 chương, nhằm giới thiệu về Pháp luật trong kinh doanh-thương mại; một số hợp đồng thông dụng trong thương mại; pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh-thương mại; pháp luật về phá sản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 sau đây! | Chương 3 PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự tham gia hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau thì tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh là điều không tránh khỏi. Về mặt học thuật tranh chấp kinh tế và tranh chấp trong kinh doanh là những khái niệm có nội hàm rộng hẹp khác nhau. Có quan điểm cho rằng tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến về một sự kiện pháp lý là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau 32. Có quan điểm khác cho rằng tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn hay bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế của các tổ chức cá nhân khi tham gia các quan hệ kinh tế 33 Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau song đa số các nhà khoa học đều thống nhất rằng tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất đồng chính kiến sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Trong các loại hình tranh chấp kinh tế tranh chấp trong kinh doanh là loại hình tranh chấp phổ biến nhất. Theo đó tranh chấp kinh tế có thể có các dạng 32 Nguyễn Thị Kim Vinh 2002 Luận án tiến sĩ luật học Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam Viện Nhà nước và Pháp luật Hà Nội. 33 Đào Văn Hội 2003 Luận án tiến sĩ luật học Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam Trường Đại học Luật Hà Nội. 70 cơ bản sau - Tranh chấp trong kinh doanh được diễn ra giữa các chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể những tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. - Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư Loại hình tranh chấp này nảy sinh trong việc thực hiện các hợp đồng BTO BT BOT thực hiện các điều ước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
22    65    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.